Trang

30/11/2016

Đường Đẹp Như Tranh Vẽ

Nhiu đường mòn, li đi... được s ưu ái đim tô ca bà m thiên nhiên tr nên đp như tranh v. Mi bn "đi do" nhng con đường như mơ y.
Đường mùa Thu ở White Carpathians - Ảnh: Janek Sedlar
"Đường mùa Xuân" ở rừng Hallerbos, Bỉ - Ảnh: Kilian Schönberger
Đường hầm Rhododendron ở Công viên Reenagross, Kenmare, Ireland -
Ảnh: Robert Ziegenfuss
"Đường Đỗ Quyên" ở núi Rogers, Virginia, Mỹ - Ảnh: David Mosner
Đường rừng mùa Đông ở CH Czech - Ảnh: Jan Machata
Đường mòn ở Padley Gorge, quận Peak, Anh - Ảnh: James Mills
Đường mùa Xuân ở Công viên Spencer Smith, Burlington, Ontario, Canada - Ảnh: Shawn Marshall
Đường đi ở núi Dog, Washington, Mỹ - Ảnh: Danielle Hughson
Đường Lan Dạ Hương - Ảnh: George Veltchev
Đường cây bông ở Đài Loan - Ảnh: Sue Hsu
Đường mòn ở núi Rainier, Washington, Mỹ - Ảnh: Danielle Hughson
"Đường bóng cây" ở Ireland - Ảnh: Stephen Emerson
Đường núi Taiping ở Đài Loan - Ảnh: Justin Jones
Đường công viên bờ biển Hitachi, Nhật Bản - Ảnh: nipomen2
Đường rừng ở Bavaria, Đức - Ảnh: Kilian Schönberger
Đường rừng ở Nga - Ảnh: Elena Shumilova
Đường mùa Đông ở Công viên quốc gia Campigna, Ý - Ảnh: Roberto Meloti


Đường ở Công viên Migliarino San Rossore, Ý - Ảnh: Andrea Iorio
Đường tre ở Kyoto, Nhật Bản - Ảnh: Yuya Horikawa
Đường mùa Thu - Ảnh: Lars Van Der Goor
Đường dẫn tới cối xay gió Halnaker ở Sussex, Anh - Ảnh: Sam Moore
Đường Thu ở Kyoto, Nhật Bản - Ảnh: Takahiro Bessho
Đường hầm tình yêu ở Ukraine - Ảnh: Oleg Gordienko
Đường Hoa Đậu Tía ở Nhật Bản - Ảnh: mindphoto.blog.fc2
Đường mùa Xuân ở Hà Lan - Ảnh: Lars Van De Goor

Đường rừng mùa Thu - Ảnh: Lars Van De Goor
ST

29/11/2016

Người Mẫu UKRAINE



















Fatasa

Không nên ăn cá hồi nuôi nhiều (Salmon farming)

Những thông tin do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) mới khẳng định khiến bất kỳ người tiêu dùng nào cũng phải cân nhắc khi muốn tiêu thụ sản phẩm này.
Trên thực tế, EPA khuyến cáo rằng bạn không nên ăn quá một bữa ăn cá hồi nuôi mỗi tháng. Tuy nhiên, thậm chí khuyến cáo này cũng vẫn khiến người tiêu dùng gặp nguy hiểm bởi cá hồi nuôi như là một trong những loại thực phẩm độc hại nhất trên thế giới.
Trước hết, môi trường ao nuôi có thể là một thảm họa đối với sức khỏe của người ăn cá theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể là không bao giờ được cho cá ăn ngô, ngũ cốc, thịt gia cầm hoặc thịt lợn trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, hầu như tất cả các thông tin về vitamin, kháng sinh của cá nuôi là một sự bịa đặt nguy hiểm. Những chất này đều tùy thuộc vào loại cá và các chất màu tổng hợp.
 1/. Vì sao cá hồi nuôi độc?  
    Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguồn gốc chính của chất độc trong cá hồi nuôi không phải từ thuốc trừ sâu hay thuốc kháng sinh mà chính từ những viên thức ăn khô cho cá.
 Các chất ô nhiễm được tìm thấy trong thức ăn cho cá có độc tố dioxin, PCBs, một số loại thuốc khác và cả hóa chất. Những độc tố này ngoài gây ô nhiễm thì có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các sinh vật, có thể dẫn đến bệnh tự kỷ, chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn hệ miễn dịch và rối loạn nội tiết.
 
Image result for Salmon
Không nên ăn quá một bữa ăn cá hồi nuôi mỗi tháng. 
(Nguồn: Pinterest).
 
    Cảnh báo về cá hồi nuôi, Tiến sỹ Monsen - một nhà sinh vật học nổi tiếng, nhấn mạnh: 
 
"Tôi khuyến cáo rằng, phụ nữ mang thai, trẻ em hay thanh thiếu niên không nên ăn cá hồi nuôi. Khó có thể khẳng định chắc chắn về lượng độc tố có trong loại cá này và những chất này gây ảnh hưởng đến trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai... như thế nào.
 
    Tuy nhiên, các loại chất gây ô nhiễm đã được phát hiện trong cá hồi nuôi có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não và có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ, ADHD và giảm chỉ số IQ (chỉ số thông minh). Chúng tôi còn nghiên cứu được rằng những độc tố này có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan trong hệ thống miễn dịch và chuyển hóa của cơ thể".
 
2/. Hàm lượng Omega-3 trong cá hồi nuôi rất thấp.
    Theo Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), cá hồi nuôi hiện nay chứa rất ít Omega-3, chỉ bằng một nửa lượng Omaga-3 so với cá hồi nuôi một thập kỷ trước. Nguyên nhân là bởi cá hồi nuôi hiện nay hầu hết được cho ăn thịt lợn, thịt gia cầm, đậu nành và dầu đậu nành, dầu hạt cải, ngô và các loại ngũ cốc khác thay vì các loại cá nhỏ trong tự nhiên với hàm lượng Omega-3 cao.
 
3/. Cá hồi nuôi có thể gây ung thư.
 
    Theo EPA, ăn nhiều hơn một bữa cá hồi nuôi mỗi tháng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư trong tương lai do sự tăng nồng độ của hóa chất và kháng sinh.
 
    Trong cá hồi nuôi có chứa PCB - chất hóa học gây ung thư. Hàm lượng PCB trong cá hồi nuôi cao hơn so với cá hồi tự nhiên tới 16 lần, và hàm lượng dioxin cũng cao hơn tới 11 lần.
 
    Ngoài ra, cá hồi nuôi còn cung cấp cho cơ thể bạn nồng độ acid béo Omega-6 cao hơn mức bình thường, có thể dẫn đến nhiều căn bệnh như ung thư, tiểu đường, viêm khớp, bệnh động mạch vành và thậm chí cả bệnh Alzheimer (bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục).
 
Nutrients in Fresh vs Farmed Salmon
 
4/. Chứa Astaxanthin tổng hợp bị cấm.
    Cá hồi nuôi có chứa hàm lượng cao Astaxanthin tổng hợp mà không chính phủ nào cho phép sử dụng trong thực phẩm cho người. Điều này dẫn đến nhiều khả năng người nuôi cá sử dụng Astaxanthin tổng hợp để làm cho thịt cá hồi nuôi đỏ hơn. Trong khi người ăn thì vô tư khi tin rằng họ đang ăn cá hồi tự nhiên thực sự.
 
Ch ¥t t ¡o màu khi ¿n nhi Áu ng ° Ýi   n cá h Ói nuôi vô t ° khi tin r ±ng h Í   ang   n cá h Ói t ñ nhiên th ñc s ñ.
 
    Chất tạo màu khiến nhiều người ăn cá hồi nuôi vô tư khi tin rằng họ đang ăn cá hồi tự nhiên thực sự. (Nguồn: Healthy Life Planet).
 
    Khi bạn đi đến một nhà hàng và lựa chọn món cá hồi trong thực đơn, hãy chắc chắn rằng đó là cá hồi tự nhiên! Nếu thực đơn không nói rõ, khả năng cao đó là cá hồi nuôi.
 
    Tất nhiên, cá hồi nuôi có giá thành hợp lý hơn nhiều so với cá hồi tự nhiên. Vì vậy, hãy đưa ra sự lựa chọn thông minh cho bữa ăn của gia đình mình.
ST