Trước
hết, cần có sự phân biệt giữa thực phẩm hoặc thức ăn (Foods) với chất
dinh dưỡng ( Nutrients).
Thực
phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng. Thịt, cá, rau, trái
cây, gạo đều là thực phẩm. Đa số thực phẩm cần được nấu nướng, chế biến để trở
thành món ăn.
Chất
dinh dưỡng là những chất nuôi sống cơ thể và có sẵn trong thực phẩm. Các
chất này rất cần thiết cho sự thành hình của bào thai, sự lớn của trẻ sơ sinh,
sự tăng trưởng từ tuổi thơ tới tuổi trưởng thành và duy trì sức khỏe cơ thể
trong suốt cuộc đời.
Tình
trạng cơ thể tùy thuộc một phần lớn vào chế độ dinh dưỡng mà ta áp dụng.
Mỗi
chất dinh dưỡng có một hoặc nhiều tác dụng như:
1.
Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể;
2.
Cung cấp nguyên liệu để cấu tạo và tu bổ các mô, tế
bào;
3.
Tham dự vào sự điều hòa các sinh hoạt cơ thể.
Các nhà
dinh dưỡng ước lượng có tới vài chục chất dinh dưỡng khác nhau dưới dạng đơn
thuần hoặc hỗn hợp, được chia làm sáu nhóm chính: nhóm carbohydrat, nhóm chất
đạm, nhóm chất béo, nhóm sinh tố, nhóm khoáng chất, và nước.
Mỗi
loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau, cho nên ta cần có chế độ
ăn đa dạng mới có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Một
chất dinh dưỡng được coi là thiết yếu khi sự thiếu nó sẽ làm suy giảm
một số chức năng của cơ thể. Nếu chất này được bổ sung kịp thời trước khi tổn
thương xẩy ra thì cơ thể sẽ trở lại bình thường.
Ngoài
chất bổ dưỡng, năng lượng là nhu cầu kế tiếp mà chất dinh dưỡng phải
cung cấp cho cơ thể.
Các
nhóm chất đạm, chất béo và carbohydrat đều cung cấp năng lưọng.
Các
nhóm sinh tố, muối khoáng và nước không cung cấp năng lượng nhưng rất cần
thiết cho các mục đích khác.
Ngoài
ra trong thực phẩm còn vài chất không được xem là dinh dưỡng nhưng lại cung cấp
năng lượng. Đó là các chất xơ, rượu, đường.
Một chế
độ dinh dưỡng nhiều về lượng và phẩm cũng chưa đủ để có một sức khỏe tốt nếu
không có sự cân đối hợp lý các thành phần dinh dưỡng. Trong cơ thể, các
cơ quan luôn luôn hoạt động một cách nhịp nhàng tương ứng, để sử dụng các chất
dinh dưỡng khác nhau cho các nhu cầu về năng lượng, kiến tạo cũng như tu bổ các
mô tế bào sau khi bị thương tích, bệnh tật.
Số
lượng thực phẩm tiêu thụ còn tùy thuộc các yếu tố xã hội, tâm lý, sinh học của
con người. Tâm trạng vui buồn đều có ảnh hưởng tới sự ăn uống và tiêu hóa chất
dinh dưỡng. Các phản ứng sinh hóa trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới sự hấp thụ và
chuyển hóa dinh dưỡng.
Tóm
lại, chất dinh dưỡng có thể làm ta mập hay gầy ốm, hoạt động nhanh nhẹn hay
chậm chạp, sống vui khỏe hay thường xuyên đau ốm...
Nghĩa
là chất dinh dưỡng có rất nhiều ảnh hưởng.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.