Từ Chay của ta bắt nguồn từ chữ “Trai” trong
tiếng Hán, có nghĩa là giữ cho lòng dạ thanh tịnh để đạt đến một trạng thái
tinh thần nào đó. Thường thì khi người có tâm nguyện gì lớn lao, hay muốn tập
trung tinh thần vào một việc gì, người xưa thường luôn bắt đầu bằng cách “giữ
gìn trai giới”.
Mỗi tôn giáo có thể hiểu về ăn chay theo
cách hơi khác nhau. Chẳng hạn ăn chay theo Hồi giáo (như trong
tháng Ramadan) khác với ăn chay theo Thiên Chúa giáo và cũng
không giống với ăn chay theo Phật giáo.
Khái niệm ăn chay đề cập tới
trong chương sách này được hiểu là “không ăn thịt, cá hoặc bất
cứ thức ăn nào có nguồn gốc động vật”. Như vậy người ăn chay chỉ ăn rau,
trái, các loại hạt, củ... được thu hái từ thực vật. Tuy nhiên cũng có người ăn chay chấp
nhận dùng thêm trứng, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa.
Ăn chay đã được thực hiện từ nhiều
ngàn năm. Những năm gần đây phong trào không ăn thịt, chỉ ăn rau
trái được nhiều người quan tâm, ngay cả các nhà nghiên cứu khoa học và giới y học.
Và do có nhiều kết quả tích cực mang lại sức khỏe đã được chứng minh, nên việc ăn chay hiện
đang được rất nhiều người áp dụng.
Một nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng ở Trung Hoa
thấy rằng đa số dân chúng ở nông thôn ăn nhiều rau trái, ít thịt động
vật, nhiều bột, nhiều chất xơ. Mức độ cholesterol trong máu của họ rất thấp, họ
ít bị các bệnh tim, béo phì, tiểu đường, loãng xương...
Từ nhận xét đó, một nhà nghiên cứu về dinh dưỡng
và sức khỏe, bác sĩ Collin Campbell của trường Đại học Cornell đã kết luận: “Nói
về nguồn gốc, con người thuộc loại ăn rau trái. Do đó ta
nên ăn nhiều loại thực phẩm rau trái, thực vật và giới hạn thực
phẩm từ động vật để có sức khỏe tốt”.
Họ thấy rõ tác hại của việc ăn nhiều
thịt động vật giầu chất béo, cùng với những chất phụ gia luôn dễ dàng gây bệnh
cho cơ thể.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn chay có
thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, ung thư, bệnh động mạch tim, tiểu đường.
Người ăn chay có thể do nhiều động
lực, lý do khác nhau. Nói chung, có thể kể ra những lý do phổ biến nhất như sau
đây:
1 - Ăn Chay Vì Quan
Tâm Tới Môi Trường.
Quan điểm của những người ăn chay vì
quan tâm đến môi trường có thể tóm tắt ở mịt số vấn đề chính là:
a.
Việc nuôi súc vật để lấy thịt sẽ làm
ô nhiễm môi trường vì các chất phế thải của chúng;
b.
Thủy sản bị đánh bắt nhiều đến nỗi
các loài tôm cá đang rơi vào tình trạng diệt chủng;
c.
Không nên phí phạm quá nhiều thực phẩm
để nuôi súc vật trong khi còn có nhiều người đói vì thiếu lúa gạo.
2 - Ăn Chay Vì
Lòng Nhân Từ
Những người ăn ăn chay vì
lòng nhân từ chủ trương làm giảm sự đau khổ của súc vật cũng như không giết
chúng để làm thức ăn cho con người.
Đối với những người này, súc vật cũng có cảm xúc
như con người: sợ hãi khi thấy sinh mạng bị đe dọa; mừng vui khi được
nuôi ăn; đau đớn khi bệnh tật; quyến luyến chủ nuôi thân thương... Đôi khi
chúng cũng tỏ ra rất thông minh và hữu dụng cho đời sống con người.
Họ cũng bất mãn khi thấy động vật bị nhốt trong
những chuồng chật hẹp, gò bó, nuôi bằng thực phẩm nhiều hóa chất, cho mau béo lớn
rồi đưa tới lò giết không nương tay.
Vì thế, họ cho rằng giết súc vật để ăn thịt
là hành động tàn ác và không cần thiết. Còn ăn rau trái là giúp nuôi
dưỡng lòng nhân từ, mang lại sự bình an và hạnh phúc cho đời sống muôn loài.
Hơn nữa, khi chúng ta săn bắt động vật để giết thịt, chúng ta dồn loài vật đến
chỗ diệt chủng. Còn khi chúng ta chọn các loại rau trái làm thực phẩm, ta vẫn
có thể gieo trồng, chăm sóc làm cho chung lan ttàn khắp nơi và ngày càng xanh tốt,
phong phú hơn.
3 - Ăn Chay Vì Lý Do
Tôn Giáo.
Một số tôn giáo dạy tín đồ ăn chay như
một trong các phương thức tu tập. Các vị tu sĩ giảng rằng sinh vật nào
cũng có sự sống, cũng đáng quý như nhau, nên giết một loại này để nuôi một loại
khác là trái với đạo lý. Người ăn chay trường chỉ ăn rau,
củ, trái cây và uống nước thiên nhiên. Cuộc sống đơn giản như thế giúp họ nuôi
dưỡng các điều lành và phát triển tình thương bao la tới mọi sinh vật.
Tín đồ đạo Phật, đạo Hồi còn tin ở sự luân hồi.
Sau khi chết thì linh hồn sinh vật đó sẽ nhập vào sinh vật khác. Khi súc vật bị
giết thịt nhiều thì những linh hồn sẽ không có nơi nương tựa. Cấm sát sinh là để
giảm thiểu những linh hồn bơ vơ này.
4 - Ăn Chay Vì Sở
Thích.
Những người có sở
thích ăn chay muốn tận hưởng hương vị đặc biệt nhẹ nhàng
và dễ tiêu của rau trái cũng như tránh được các bệnh nhiễm độc do thịt, cá gây
ra. Chẳng hạn, họ biết rằng không ăn thịt bò thì chẳng bao giờ
lây bệnh bò điên, bệnh lở móng, lở miệng... hoặc không ăn thịt heo
thì sẽ không có nguy cơ bị lây nhiễm sán lải từ thịt heo... Cũng có người ăn chay vì
thói quen gia đình hoặc ảnh hưởng của bạn bè.
5 - Ăn Chay Vì Lý Do
Kinh Tế.
Một số người ăn chay đơn giản chỉ
vì rau trái tương đối rẻ tiền hơn hoặc không có điều kiện nuôi súc vật để lấy
thịt ăn. Một bữa trưa ở tiệm chay bao giờ cũng rẻ hơn là một mâm
cơm thịnh soạn trong nhà hàng đắt tiền.
6 - Ăn Chay Vì Ý Ích
Lợi Cho Sức Khỏe.
Ảnh hưởng tích cực của việc ăn chay đến
sức khỏe con người gần đây đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng, và những kết quả đã
được công bố luôn luôn khích lệ người ăn chay. Vì thế, rất nhiều người
ở phương Tây hiện áp dụng chế độ ăn chay chỉ vì muốn tốt
cho sức khỏe, tránh được nhiều được nhiều bệnh ngặt nghèo đang phát triển
tràn lan trong các đường tiêu hoá, sâu răng, bệnh chi nang đại tràng...
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
MN ghé anh Fa đọc bài ,MN cũng ăn chay vi thích ăn rau cải thanh đạm chứ ko nghiên cứu vấn đề. Chúc anh luôn vui nhé !
Trả lờiXóaChúc Mặc Nhiên có sức khỏe tốt.
Xóahttps://i.pinimg.com/originals/1c/5a/8f/1c5a8fa061adaeb50090669899174715.gif
nên ăn chay
Trả lờiXóa