Đi
kiễng chân một chút sẽ có hiệu quả dưỡng thận rất tốt (Ảnh: Shutterstock))
Bắp chân được xem là “trái tim thứ hai” của cơ thể người, kiễng
mũi chân có thể tạo ra tác dụng kích thích đối với bắp chân, không chỉ thúc đẩy
tuần hoàn máu, còn có hiệu quả dưỡng thận, lưu thông kinh mạch. Vào khoảng thời
gian dưới đây, đi kiễng chân một chút sẽ có hiệu quả dưỡng thận rất tốt.
Ngồi lâu khiến người nhanh già, đi kiễng chân có thể dưỡng thận
Những
người đi làm, đi xe bus hoặc là tài xế lái xe, vì ngồi lâu trong thời gian dài
dễ làm cho khí huyết bị ngăn trở, kinh mạch không thông suốt, khí của lục phủ
ngũ tạng của nửa người trên bị tắc nghẽn; máu của nửa thân dưới chảy ngược trở
về cũng sẽ trở nên chậm, dễ làm phù nề chân. Đồng thời, bụng vì chịu sự dồn nén
mà phình to ra, mỡ dễ dàng tích tụ ở phần này. Lâu ngày sẽ còn làm cho người
nhanh già.
Nếu
thuộc nhóm người ngồi nhiều, bạn có thể tự kiểm tra bản thân xem có xuất hiện một
số vấn đề về sức khỏe hay không. Ví dụ như, các chứng dễ mỏi eo đau lưng, còng
lưng, tăng cân, chân phù thũng, giãn tĩnh mạch, ánh mắt đờ đẫn…
Tuy
nhiên, cũng không nên lo lắng quá, mỗi ngày đi kiễng chân lên đi một
chút, mỗi lần đi từ 3 – 5 phút, không chỉ cải thiện các vấn đề do ngồi
lâu, mà còn có thể dưỡng thận, thông kinh mạch. Thận càng khỏe mạnh, thì con
người càng trẻ.
Từ 5 giờ đến 7 giờ chiều rất thích hợp đi kiễng chân
Đây
là thời gian thận kinh tuần hoàn, khí huyết vận hành đến thận kinh, lại vừa lúc
là thời gian tan việc. Khi mọi người rời khỏi nơi làm việc, đi đến chỗ đỗ xe,
trạm tàu điện ngầm hoặc trạm xe bus, có thể nhón chân lên đi từ từ.
Khi
mũi chân kiễng lên, ba mạch âm kinh của bắp chân như thận kinh, tỳ kinh, can
kinh, cùng với bàng quang kinh đều được khai thông. Từ đó, kích thích Túc thiếu
âm thận kinh, có thể cải thiện hiệu quả chức năng của thận. Chỉ cần thận khí dưỡng
đủ, liền có thể cải thiện chứng đau eo lưng, mắt quầng thâm, còn có thể làm cho
tóc càng ngày càng đen bóng.
Bắp
chân là trái tim thứ hai của cơ thể người, đi nhón mũi chân có thể rèn luyện cơ
bắp bắp chân, thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó cải thiện phù thũng và giãn tĩnh mạch
chân. Còn có thể đồng thời giúp bắp chân thon gọn lại, làm cho hình dáng của
chân đẹp hơn, một công được đôi việc.
Bắp chân là trái tim thứ hai của cơ thể người, đi kiễng chân có thể rèn luyện bắp chân, thúc đẩy tuần hoàn máu. (Ảnh: Shutterstock)
Đi kiễng chân cải thiện chứng đau đầu gối
Tôi
đã từng xảy ra hiện tượng đau đầu gối, nhất là đầu gối chân phải. Nó đau nhức đến
mức giống như giữa các đầu khớp xương không có đĩa đệm, va vào nhau nghe cộc cộc
cộc, ngay cả đi xuống cầu thang cũng đều rất khó khăn.
Bởi
vậy, tôi đã thử đi kiễng chân mỗi lần xuống cầu thang hoặc đi bộ trên đường.
Không ngờ rằng, sau một thời gian thì quả thực là rất tốt, đầu gối hết
đau.
Về
sau, đầu gối chân phải lại đau một lần nữa, mặc dù lần này không nghiêm trọng bằng
lần trước, nhưng vẫn rất đau. Tôi lại tiếp tục đi kiễng chân, và phát hiện có sự
cải thiện nhanh hơn so với lần trước.
Tô Quan Mễ chỉnh lý theo lời giảng của Bác sĩ Trung y Hồ Nãi Văn
(Đài Loan)
Lý Thanh Phong biên tập
Tiểu Minh biên dịch
chuyện này nhiều người không biết nhé
Trả lờiXóa