Trang

12/07/2022

Sự tụ họp của các vị Thần: Cuộc trò chuyện thiêng liêng

           

“Sistine Madonna,” 1513–14, của Raphael. Sơn dầu trên vải; 265cm x 195cm. Bảo tàng Old Masters, Dresden, Đức. (Ảnh: tài sản công)

Những bức bích họa miêu tả phương tiện truyền thông xã hội ở  thế kỷ 15.

Các họa sĩ thời Phục hưng đã sử dụng chủ đề cuộc trò chuyện thiêng liêng để truyền cảm hứng cho người xem về cách tương tác thăng hoa với giữa mọi người với nhau.

Khi chủ nhà mở cửa đón chào các vị khách trong trang phục quần jean, mọi người sẽ đập tay nhau và nói “Xin chào!” sau đó tìm chỗ ngồi hoặc có thể ra sân sau tổ chức một bữa tiệc nướng ngoài trời. Ngày nay, các cuộc tụ họp xã hội đơn thuần chỉ là gặp gỡ giao lưu. Đa số các cá nhân hiếm khi tham dự những dịp trang trọng, chứ chưa nói đến những sự kiện có sự tham dự của “những nhân vật quan trọng.”

Để được mời tham dự một sự kiện với những nhân vật quan trọng có thể đòi hỏi sự trang trọng hơn như; mặc vest và đeo cà vạt, ăn mặc đẹp, khách trò chuyện theo nhóm nhỏ, đồ uống và món khai vị hấp dẫn được đặt bên  cạnh trong một căn phòng được thiết kế trang nhã.

Nâng mức độ quan trọng cao hơn, bạn sẽ có cảm giác như thế nào khi tham dự một buổi tụ họp với một số nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử, thậm chí là những vị Thần, và sau đó đăng ảnh về sự kiện đó trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Từ Thiên đàng đến Trần gian

Vào khoảng thế kỷ 15 tại Âu Châu, những họa sĩ đã tạo ra những bức tranh được chia làm nhiều phần hoặc bảng để có thể gấp lại bảo tồn và cất giữ. Bức tranh có bảng ghép nhiều nhất (được gọi là đa liên họa) chính là kiệt tác “Tế đàn họa Ghent “của Jan van Eyck. Trung tâm bức bích họa mô tả Chúa Giê-su là Vương của một cõi thiên đàng, còn Đức mẹ Mary và Thánh John the Baptist được khắc họa ở mỗi bên.

Một chi tiết của “Tế đàn họa Ghent,” năm1432, của Jan van Eyck. Sơn dầu trên gỗ sồi; 28cmx 43cm. Nhà thờ St. Bavo’s, Ghent, Bỉ. (Ảnh: Tài sản công)

Các họa sĩ muốn khắc họa Chúa Giê-su và các vị Thánh trên Thiên đàng nhưng đưa họ đến gần hơn với con người thế gian. Kỹ thuật này đã phát triển từ những khung cảnh uy nghiêm chuyển sang bối cảnh gia đình ấm áp dễ tiếp cận hơn đối với Đức Mẹ Maria, Chúa Giê-su và các vị Thánh. Các bức tranh miêu tả khung cảnh trò chuyện thân mật giữa các các vị Thánh, thiên thần, và thậm chí cả giới quý tộc, những người đã bảo trợ cho tác phẩm nghệ thuật được khắc họa bên cạnh những vị khách danh dự như: Đức Mẹ Maria và Chúa Hài Đồng.

Fra Angelico (1400–1455), là một tu sĩ họa sĩ tại tu viện San Marco ở Florence, được ghi nhận là người đầu tiên sắp xếp nhóm nhân vật như một “cuộc trò chuyện thiêng liêng.” (Trong nghệ thuật, thuật ngữ “cuộc trò chuyện thiêng liêng” này thường được sử dụng làm tiêu đề cho các bức tranh để tránh liệt kê tất cả các nhân vật riêng lẻ, là một thể loại được phát triển trong hội họa thời Phục hưng của Ý). Trong tác phẩm Tế đàn họa Annalena của mình, Fra Angelico đã đưa các nhân vật lại gần với nhau trong cùng một không gian như thể tại một tòa dinh thự của Đấng tối cao. Các nhân vật từ nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, đứng cùng nhau một cách kính cẩn ở hai bên của Đức Trinh Nữ và Chúa Hài Đồng.

Vị họa sĩ sắp xếp các nhân vật của mình trên một bảng vẽ nằm ngang để kết hợp các nhân vật lại với nhau. Kết quả là, thể loại cuộc trò chuyện thiêng liêng đã mang lại sự thay đổi lớn trong hội họa. Các họa sĩ đã sử dụng ít các tấm dọc riêng lẻ và thay vào đó, sắp xếp tất cả các hình trên một bảng vẽ hoặc khung vải duy nhất. Họ bắt đầu sử dụng định dạng ngang thường xuyên hơn, và đây cũng là định hướng phổ biến nhất hiện nay.

Họa sĩ Fra Angelico đã vẽ một số tác phẩm theo tấm ngang như thế. Hơn nữa, mặc dù các họa sĩ trước đó đã vẽ Đức mẹ Mary và Chúa Hài Đồng lớn hơn nhiều so với các nhân vật xung quanh để nhấn mạnh tầm quan trọng của họ. Tuy nhiên, Fra Angelico đã khắc họa họ có cùng kích thước tương xứng với các nhân vật khác, mặc dù cả hai vẫn được thể hiện ở vị trí trung tâm trong tác phẩm thần thánh của ông.

Tác phẩm “ Tế đàn họa Annalena,” năm 1438–1440, của họa sĩ Fra Angelico. Màu keo  and vàng trên gỗ; 179cmx 201cm. Bảo tàng của San Marco, Florence, Italy. (Ảnh: tài sản công)

Bích họa Annalena do tu viện St. Vincent of Annalena ủy nhiệm, tác phẩm thể hiện Đức mẹ và Chúa Hài Đồng đang ngự ở trên ngai vàng cao khiêm tốn. Phía bên trái của Đức mẹ Mary là các thánh Peter Martyr, Damian, và Cosmas; còn ở bên phải là các Thánh John the Evangelist, Lawrence the First Martyr, và Francis of Assisi.

Phía dưới cùng của bức tranh là predella, chính là một tập hợp các bảng vẽ được sắp xếp theo chiều ngang. Với phông nền vàng cho thấy đây không phải là bối cảnh tự nhiên, chi tiết này góp phần làm cho tác phẩm nghệ thuật có một cảm giác thần thoại. Tất cả các nhân vật đều có vầng hào quang tượng trưng cho địa vị Thánh của họ. Các nhân vật đang đọc hoặc tương tác với nhau trên thiên đàng, như thường nhật.

Vị họa sĩ còn tạo ra một sự cách tân với cử chỉ của Thánh Cosmas hướng về Đức mẹ Maria và Chúa Giêsu nhìn thẳng vào người xem. “Tế đàn họa Annalena sẽ là hình mẫu cho rất nhiều tế đàn ở Florentine trong suốt đầu những năm 1500,” theo trang GrandCentralPark.org.

Bối cảnh gia đình thân mật

Phương pháp sáng tác này đã trở nên phổ biến. Phong cách cuộc trò chuyện thiêng liêng được áp dụng bởi họa sĩ Jan van Eyck của thời kỳ Phục hưng miền Bắc, người có công phát minh ra sơn dầu. Ông cũng đưa một người thường vào trong bức tranh của mình. Tác phẩm “Đức mẹ đồng trinh và Chúa Hài Đồng với Canon van der Paele” mô tả Đức Mẹ Maria và Chúa Hài Đồng ở vị trí trung tâm, ngồi trên một ngai vàng khiêm tốn, bên trái là  St Donation người bảo trợ, Thánh George với áo giáp và Van der Paele trong trang phục văn thư ở bên phải.


“Đức mẹ đồng trinh và Chúa Hài Đồng với  Canon van der Paele” năm 1434, của Jan van Eyck. Sơn dầu trên gỗ; 10cm x 159cm. Bảo tàng Groeninge, Bruges, Bỉ.(Ảnh: Tài sản công)

Bức tranh có ý nghĩa như vật kỷ niệm trên tế đàn dành cho vị giáo sĩ giàu có, người đang bị bệnh hiểm nghèo. Các vị thánh được xác định bằng các dòng chữ Latinh trên đường ranh giới nguyên thủy, trong khi Van der Paele được biết đến qua các tài liệu lịch sử. Với chiếc mũ sắt trên tay, Thánh George dâng người bảo trợ với Đức mẹ đồng trinh. Các nhân vật mặc trang phục sang trọng, lộng lẫy như: lông thú, lụa và thổ cẩm.

Khung cảnh cuộc tụ họp này dường như được diễn tại khu riêng tư của Đức mẹ Mary, khắc họa Chúa Hài đồng đón chào những vị khách của mình trong khi đang chơi với một chú chim. Nhà bảo trợ Van der Paele không nhìn thẳng vào bất kỳ nhân vật nào trên thiên đàng, mà nhìn chằm chằm vào khoảng không, như chứng kiến nghi thức họp mặt và tâm linh. Đây là bức tranh ngang duy nhất của van Eyck và là một trong những tác phẩm cuộc trò chuyện thiêng liêng được biết đến sớm nhất của thời Phục hưng phương Bắc.

“Đức mẹ đồng trinh và Chúa Hài Đồng với Thánh Dorothy và George,” năm 1515–1518, của Titian. Sơn dầu trên bảng vẽ; 85cm x 129cm. Prado, Tây Ban Nha. (Ảnh: tài sản công)

Titian đã sử dụng bố cục theo chiều ngang này trong nhiều bức tranh, sắp xếp nhân vật của mình trong một bối cảnh thậm chí còn thân mật hơn. Khi những vị khách đến thăm, Đức mẹ Mary chơi đùa với đứa trẻ đang đùa giỡn trong lòng mình như thể bà đang ở trong khu nhà của một quý phu nhân giàu có. Hai vị Thánh Dorothy và George, đến gần đứa trẻ sơ sinh để chơi với bé. Theo trang web Thư viện Nghệ thuật “Titian đã mang đến những nét hấp dẫn của khung cảnh gia đình quây quần với ‘cuộc trò chuyện linh thiêng’ trong bức tranh thân mật và tươi sáng này.”

Các vị thánh xuất hiện như những người thân thiết không thể thiếu của đứa trẻ tinh nghịch. Một khung nền màu xanh lá cây  thường xuyên được xuất hiện trong những tác phẩm loại này, như trong bức tranh “Đức mẹ Sistine” của Raphael, như thể cho phép người xem cái nhìn thoáng qua về thiên đường.

Kỹ thuật này đã được Botticelli áp dụng trong các tác phẩm như Tế đàn San Barnaba. Những nhân vật xung quanh Đức Trinh nữ và Chúa Hài Đồng trông sống động và đầy nét biểu cảm khi các thiên thần vén bức màn sang một bên.

Tòa cung điện lộng lẫy của Đức Mary và đứa con thơ của bà, xung quanh là các vị thánh và thiên thần, được mô tả trong bức tranh “Cuộc trò chuyện thiêng liêng của người Ingesuiti” của họa sĩ Dominico Ghirlandaio. Các vị tổng lãnh thiên thần xuất hiện xung quanh Đức mẹ Mary, Michael ở bên trái, Raphael ở bên phải và các vị thánh Justus và Zenobius quỳ gối bên dưới bà. Cảnh giới thiên đàng được khắc họa bởi những đường nét đậm, sắc nét và màu sắc rực rỡ, phong phú, cây ăn quả và cây trường xuân làm nền mang đến một khung cảnh tự nhiên.

Các danh họa đã đáp ứng những vị khách hàng thân thiết  khi họ đặt những bức tranh gần gũi hơn này trong nhà riêng của họ và sử dụng các tác phẩm này như những thứ của sự sùng kính tâm linh. Đối với các họa sĩ Ý, những bức tranh này đã mang đến một nguồn thu nhập đáng kể.


“Cuộc trò chuyện thiêng liêng của người Ingesuiti,” năm1484–1486, của họa sĩ Domenico Ghirlandaio. Màu keo trên gỗ; 199cm x 189cm. Uffizi, Florence, Ý. (Ảnh: tài sản công)

Sự tương tác

Các họa sĩ thời Phục hưng đã sử dụng cuộc trò chuyện thiêng liêng để truyền cảm hứng cho người xem về cách tương tác thăng hoa với nhau. Những bức tranh này có thể cho chúng ta thấy cách họp mặt nên có của xã hội: một khung cảnh thanh nhã với âm nhạc nhẹ nhàng, êm dịu, và người chủ nhà chu đáo tiếp đãi những vị khách lịch sự với phong thái nhẹ nhàng.

Chúng ta đang, và luôn luôn là những sinh mệnh xã hội. Trong nền văn hóa ngày càng suy yếu bởi hình thức, các cuộc gặp gỡ chỉ tập trung vào việc ăn uống hơn là trao đổi những thứ cần thiết hoặc truyền cảm hứng cho nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem lại những gì mà bản thân mình đã học được về cách ứng xử trong một xã hội lịch thiệp. Giống như ba thiên thần đã đến thăm Abraham và Sarah hoặc Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly được nhắc đến trong Kinh thánh, chúng ta có thể không bao giờ biết được rằng liệu có một sinh mệnh cao tầng đang đến thăm chúng ta hay ai đó đang che chở cho chúng ta.

Yvonne Marcotte

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times                  

3 nhận xét:

  1. Tuyệt quá, Fa à!

    https://c.tenor.com/Pvh7IP1kxfwAAAAd/good-morning-wednesday.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh Đỗ Văn. Chúc anh và gia đình luôn được Bình an.
      https://mythuatdaonguyen.com/upload/images/tranh-son-dau-phuc-hung-3.jpg

      Xóa

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.