Giấc
ngủ chất lượng giúp não hoạt động tốt hơn. Ảnh: Freepik
Thói
quen ngủ 7 giờ hàng đêm giúp não có thể nhận thức, xử lý thông tin tốt nhất
theo nghiên cứu trên 500.000 người mới đây.
500
người trưởng thành tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 38-73 ở Anh. Họ được hỏi
về thói quen ngủ, sức khỏe tinh thần, hạnh phúc và hoàn thành một loạt các bài
kiểm tra nhận thức để đánh giá chức năng não. Một nhóm nhỏ khoảng 40.000 người được
quét não và kiểm tra trong phòng thí nghiệm để thu thập thông tin di truyền.
Nghiên
cứu cho thấy, ngủ 7 giờ mỗi đêm là lý tưởng cho sức khỏe tâm thần. Những người
ngủ khoảng 7 giờ mỗi đêm có kết quả nhận thức tốt hơn các đối tượng khác. Thời
gian ngủ dài hơn hoặc ngắn hơn mỗi đêm có liên quan đến việc giảm khả năng đưa
ra quyết định, giải quyết vấn đề, chú ý, xử lý thông tin và học hỏi những điều
mới. Ngủ quá nhiều hoặc ít hơn mức này có liên quan đến nhiều triệu chứng trầm
cảm, lo lắng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Kết
quả quét não cho thấy, những người ngủ khoảng 7 tiếng mỗi đêm có ít thay đổi cấu
trúc hơn ở các vùng não liên quan đến quá trình xử lý nhận thức và trí nhớ so với
những người tham gia nghiên cứu ngủ quá ít hoặc quá nhiều. Những người tham gia
thường xuyên ngủ khoảng 7 giờ mỗi đêm, không sai lệch quá nhiều so với mô hình
này, có chức năng nhận thức và sức khỏe tâm thần tốt hơn những người có kiểu ngủ
thay đổi nhiều hoặc nghỉ ngơi quá nhiều hoặc không đủ.
Jianfeng
Feng của Đại học Fudan (Trung Quốc) cho biết, "mặc dù chúng tôi không thể
kết luận rằng ngủ quá ít hoặc quá nhiều gây ra các vấn đề về nhận thức nhưng
phân tích xem xét các cá nhân trong một thời gian dài hơn dường như ủng hộ ý kiến
này".
Trí
óc hoạt động có nhạy bén hay không khi già đi có thể phụ thuộc vào mức độ nghỉ
ngơi. Người trung niên trở lên có chức năng nhận thức kém hơn khi họ ngủ quá ít
hoặc quá nhiều. Những lý do khiến người lớn tuổi có giấc ngủ kém hơn rất phức tạp
như bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp giữa gene và cấu trúc não bộ.
Giấc
ngủ đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhận thức và sức khỏe tâm lý. Nó cũng
giúp giữ cho não khỏe mạnh bằng cách loại bỏ các chất góp phần vào sự phát triển
của bệnh mất trí nhớ và bệnh Alzheimer. Các vấn đề về giấc ngủ thường phát triển
khi chúng ta già đi, bao gồm khó đi vào giấc ngủ, không ngủ, giảm số lượng và
chất lượng giấc ngủ.
Các
nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng, những người trung niên trở lên bị mất
ngủ hoặc các rối loạn giấc ngủ khác có nguy cơ bị suy giảm nhận thức cao hơn.
Người cố gắng đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không đủ, giấc ngủ kém chất lượng có xu
hướng bị suy giảm nhận thức và mất trí nhớ hơn người ngủ ngon giấc suốt đêm.
Theo
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, người lớn cần ngủ ít nhất
7 giờ mỗi đêm để có sức khỏe và tinh thần tối ưu. Hơn một phần 1/3 người lớn ngủ
ít hơn 7 giờ. Điều này có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một loạt các vấn
đề sức khỏe mạn tính bao gồm béo phì, bệnh tim, hen suyễn, tiểu đường và trầm cảm.
Barbara
Sahakian (khoa Tâm thần học, Đại học Cambridge), đồng tác giả của nghiên cứu
cho biết, giấc ngủ ngon rất quan trọng trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời,
nhất là khi chúng ta già đi. Tìm cách cải thiện giấc ngủ cho người cao tuổi giúp
duy trì sức khỏe tinh thần tốt và tránh suy giảm nhận thức, nhất là đối với những
bệnh nhân bị rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ.
ST
Người cao tuổi ngủ ít hơn...
Trả lờiXóahttps://thumbs.gfycat.com/AnchoredAgitatedArmyant-size_restricted.gif
https://i.pinimg.com/originals/a1/c8/48/a1c84850adb2bc8c8457502c3e65f720.gif
Xóagiấc ngủ rất quan trọng
Trả lờiXóa