Vào
Sài Gòn sống từ 35 năm trước, mình đã thấy rất kinh ngạc, khi
nhận ra phụ nữ Sài Gòn sướng hơn phụ nữ miền bắc không biết
bao nhiêu mà kể. Nghĩ mãi vẫn chưa hiểu tại sao. Chợ búa, đồ ăn
làm sẵn, mọi thứ đều tiện dụng, mua gì cũng có ngay gần nhà, không
quá vất vả bữa cơm hay việc nhà, đầu tắt mặt tối ba bữa cơm.
Nhà nào cũng có toilet riêng sạch sẽ (dù nghèo) phụ nữ Sài Gòn đa phần
giữ bếp núc rất ngăn nắp, chăn màn ga gối văn minh, ai cũng nằm
nệm êm không nằm chiếu, không ngủ chung với con, sống chung với
cả gia đình đông, lạ nhất là mẹ chồng không bao giờ khăng khăng
phải ở với con trai khi con trai lấy vợ. Họ buông tay cho con độc
lập có đời sống riêng.
Phụ
nữ Sài Gòn rất thích đi ăn tiệm, đi du lịch, họ thích thưởng thức
món ăn mới, mặc đồ mới, cởi mở, dám thay đổi, họ không cho
rằng cơm nhà mình là nhất, mình là nhất. Họ dễ tính dễ thương, ít
chê bai xét nét, so đo về giá như ngoài bắc. Họ mặc đồ xanh đỏ tím
vàng quần ngắn, hay hở cả ti ra chả sợ ai nói gì. Dù cùng mức
sống, nhưng họ dám sắm máy nước nóng máy lạnh không sợ tốn
điện, dù không có vài triệu mua cành hoa đào ngắm ba ngày tết. Họ
không sợ chê nghèo, đi xe xấu, họ mặc đẹp đi chiếc xe trông thật
ghê, mà vẫn vui.
Phụ
nữ Sài Gòn không ôm đồm việc nhà, nhất là không giành lấy mọi thứ
trách nhiệm, kiếm tiền dạy con, rồi kiệt sức quên bản thân, họ
chăm sóc ngoại hình kể cả người đã có chồng đông con. Phụ nữ nào
cũng có bàn trang điểm phấn son, bông tai. Ai cũng có vài cái nhẫn vàng
tây; có tí tiền là họ tiêu ngay không cất đi, không để dành, cũng không
sắm sửa mấy. Mình nhớ, đã kinh ngạc thế nào khi thấy các cô gái
Sài Gòn, chả đi đâu chả tiếp ai, cũng mặc đồ rất đẹp, tô son mỗi
sáng, ở ngoài bắc, năm 84, mà lúc nào cũng phấn son xinh đẹp, liền
bị gọi ngay là ca-ve.
Họ
lười hơn, vụng hơn, nông cạn hơn, có khi nghèo hơn, nhưng tự do
hơn, hưởng thụ hơn, độc lập hơn, thẳng thắn hơn. Nhờ thế mà
trẻ con cũng đỡ áp lực hơn. Vì các bà mẹ không hy sinh mọi niềm vui
cho con cái, họ làm gương cho con mình, sống cuộc sống vui vẻ, hạnh
phúc, được tự do là chính mình.
Đặc
biệt nhất ở Sài Gòn là phụ nữ cực kỳ tự do cởi mở trong tư
tưởng, họ ít chê ai ế hay sợ con mình ế. 35 năm ở đây mình ít
thấy ai đánh ghen tàn bạo hay can thiệp đến chuyện cá nhân người
khác. Dù ít học, họ cũng ít chấp nhận thói gia trưởng của đàn ông,
kiểu như em không được mặc áo hở cổ, không được đi chơi tối,
em sao không lo cho chồng con bữa cơm... Họ chiều chồng, nói ngọt,
lắng nghe, nhưng không hầu chồng, tuân lệnh chồng, coi chồng là
vua chúa.
Phụ
nữ Sài Gòn luôn có thói quen dành thời gian cho bản thân, thứ xa xỉ mà
phụ nữ miền bắc cho là một sự hoang phí: ăn hàng, làm nail, gội
đầu tiệm, mua sắm... Chả ai ở ngoài bắc đi du lịch riêng với bạn
bè khi đã có chồng con, du lịch Tết mà không cúng ông bà, quá kinh khủng,
họ không thể tưởng tượng ra có loại phụ nữ ích kỷ, xấu xa tệ
hại như thế... đời sống ngạt thở mà chỉ khi đi xa rồi trở về
ta mới nhận ra mức độ căng thẳng phụ nữ ở đây phải chịu
đựng.
Phụ
nữ Sài Gòn dù nghèo cũng sướng hơn phụ nữ miền bắc trăm lần,
họ không phải đối phó với gia đình chồng, mẹ chồng em chồng khắc
nghiệt cay đắng, luôn chì chiết chê bai. Họ không có bố chồng khó
tính và cả họ nhà chồng xét nét họ. Không ai nói là “cô may lắm mới
lấy được con tôi,” mình nhớ mình đã kinh ngạc đến mức nào, khi nghe
các cô con dâu Sài Gòn nói, họ rất yêu quý mẹ chồng thực tâm. Yêu quý
chắc vì họ không chung sống với bố mẹ chồng không va chạm cơm
nước tiền nong, mỗi năm không bị hàng chục lần nấu cỗ cúng,
sấp ngửa lo tết, hay vất vả gì khi làm dâu.
Hàng
xóm, đồng nghiệp, bạn bè không ai lên án phán xét cách sống cách ăn
mặc, cách chi tiêu hay chuyện riêng tư cá nhân. Đi xe xấu , mặc đồ
xấu không bị chê bai khinh thường. Thời tiết ở Sài Gòn cũng không
làm cho phụ nữ sầu thảm được lâu, buồn thất tình không thê lương
không tuyệt vọng, họ không chịu được khổ lâu nên ít thấy ai ôm
hận đàn ông được lâu, họ chóng quên dễ tha thứ, họ sẵn sàng bắt
đầu một khởi đầu mới bất cứ khi nào.
Mỗi
lần ra bắc nhất là về quê, mình thấy thật bất công, phụ nữ
miền bắc khổ vì lo sợ người khác đánh giá mình. Ai cũng có thể
phán xét người khác. Bố mẹ can thiệp quá sâu vào chuyện riêng tư,
ngăn cấm dọa dẫm, thay vì cảm thông và chia sẻ khi gặp sự cố hay
sai lầm. Con gái ế thì bố mẹ nhục nhã, đau khổ, phụ nữ lấy
chồng thì cuộc sống của họ quay quanh một ông chồng ba bữa cơm,
con cái và việc nhà lấy đi của họ nhiều thứ, phụ nữ lấy chồng
xong biến thành người hoàn toàn khác. Sau 40 may ra họ mới có chút
thời gian cho riêng mình. À mà chưa xong, già rồi họ còn sợ con cái
mất mặt, ly hôn là chuyện nhục nhã. Có bà mẹ 50 tuổi không dám post
cái video mình hát với bạn vì con bảo mẹ phải giữ gìn hình ảnh, không
được chơi bời hát hò hay tỏ ra vui vẻ sau ly hôn.
35
năm trước mình đã nghĩ hẳn bắc nam Việt Nam là hai quốc gia độc
lập, suy nghĩ lối sống đặc biệt khác nhau. Sao cùng là phụ nữ, mà
họ khác nhau thế. Sau 35 năm mình thấy phụ nữ miền bắc khác
trước nhiều, tuy nhiên họ vẫn khổ hơn, kể cả người giàu,
người trí thức, người đẹp. Họ bị ghen ghét chê bai ghen tị nhiều
hơn, họ chả được sống hồn nhiên tự do vô tư như phụ nữ Sài
Gòn. Có sai lầm gì to mấy cũng được thứ tha rất nhanh... Chả ai
nhớ chuyện xấu mấy, toàn khen nhau toàn quý nhau thật lòng thôi.
Nghĩ gì là nói thật ra, không phải đau dạ dày vì suy nghĩ rắc rối. Ít
ai có tính giận dỗi, nói xấu, ít ai bị bẽ mặt, họ thẳng thắn và
đơn giản, ít sĩ diện, ít đao to búa lớn, lại càng ít sợ hãi người
khác. Họ thực sự tự do.
Lắm
lúc mình chỉ muốn giải phóng phụ nữ miền bắc khỏi chính họ thôi,
cho họ được Tự Do - được là chính mình.
Giao
Giao Giao
(Giao
Giao Giao. Cô sống tại Sài Gòn, hiện làm việc ở nước ngoài).
Đọc cũng thấy đúng thiệt, hi hi hi!
Trả lờiXóahttps://thumbs.gfycat.com/SharpVillainousBoto-max-1mb.gif
https://mytourcdn.com/upload_images/Image/Minh%20Hoang/FAQ/Mien%20tay/trang%20phuc%20phu%20nu/20090710_c147ddf6038a652d015f2fF4LJSHuj08.jpg
XóaÔi giời !
Trả lờiXóa:)
Chúc em luôn vui,khoẻ.
https://1.bp.blogspot.com/-FMXUnu4lMqY/VYAK3XouuqI/AAAAAAAAHxs/upPcM3_dAWQ/s640/143445344880591%2B%25282%2529.gif
Chúc chị an lành nhé!
Xóahttps://saigonese.vn/wp-content/uploads/2021/03/con-viet-nam.jpg
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa