Sở Hải
dương học nghề cá Đông dương (Service océanographique des pêches de
l’Indochine) được thành lập vào ngày 14/9/1922, nâng cấp lần thứ nhất thành
Viện Hải dương học Đông dương (Institut océanographique de l’Indochine) vào năm
1930, với mục tiêu là “Khảo sát điều kiện tự nhiên và nguồn lợi sinh vật,
kết hợp với việc đánh cá ở biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa (Paracels),
Trường Sa (Spratly) và biển Hồ ở Campuchia để xác định chiến lược cho nghề khai
thác cá ở Đông Dương. Đồng thời triển khai nghiên cứu các công nghệ chế biến và
nuôi trồng hải sản”. Chính vì mục tiêu có tính chiến lược đó nên Viện đã
đuợc xây dựng tại Nha Trang, địa điểm lý tưởng để triển khai các nhiệm vụ
nghiên cứu và khai thác Biển Đông.
Ngay sau
khi thành lập, trước năm 1930, với sự tham gia của tàu De Lanessan, Viện Hải
dương học đã mở rộng phạm vi nghiên cứu và thu thập thông tin xuống phía nam
(Vịnh Thái Lan, 1925), lên phía bắc (Vịnh Bắc Bộ, 1925), ra các vùng khơi xa
xôi (Quần đảo Hoàng Sa, 1926 và Quần đảo Trường Sa, 1927) và thực hiện khảo sát
có hệ thống và định kỳ trên 572 trạm, đặc biệt là 2 trạm cố định ở Cầu Đá (Nha
Trang) và ở quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1952,
Viện Hải dương học Đông Dương đổi tên thành Hải học viện Nha Trang(L'Institut
Océanographique de Nha Trang), khi có quyết định của Chính phủ Pháp bàn giao
cho Chính quyền miền Nam đương thời (1954).
Thời gian
này, đất nước chưa thống nhất, việc nghiên cứu biển mang tính chất khu vực.
Viện Hải dương học Nha Trang hoạt động khó khăn trong điều kiện có chiến tranh
nên chú trọng đào tạo cán bộ nghiên cứu biển có trình độ trên đại học và đại
học cộng đồng, tổ chức những chuyến khảo sát biển ven bờ, các cù lao gần và tập
trung vào cộng tác xác định mẫu vật sắp xếp theo bộ môn, báo cáo các khảo sát
ứng dụng.
Như vậy,
trong giai đoạn 1952-1975 có 02 cơ sở nghiên cứu hải dương học là Hải học viện
Nha Trang (đổi tên từ Viện Hải dương học Đông Dương năm 1952) và Viện Nghiên
cứu biển tại Hải Phòng (thành lập năm 1967 tiền thân là Đoàn khảo sát biển vịnh
Bắc Bộ).
Sau khi
Việt Nam thống nhất, Hải học viện Nha Trang, Viện Nghiên cứu biển Hải Phòng
được sát nhập thành một Viện thống nhất lấy tên là Viện Nghiên cứu biển Nha
Trang, trực thuộc Viên Khoa học Việt Nam, nay là Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam
Đến năm
1993, Viện Hải dương học (Institute of Oceanography) bao gồm tất cả các cơ quan
nghiên cứu biển trên toàn quốc, Viện được tổ chức thành một viện chính ở Nha
Trang và hai phân viện ở Hải Phòng và Hà Nội.
Trích WEB Viện Hải Dương Học
Cá mập
Bộ xương này được cho là nguồn gốc Nàng Tiên Cá
Mẩu sinh vật biển
Cá bò
Sao biển
Dã Quỳ
Hàm cá mập
Cá ngựa
Hải Quỳ
Cá voi
Hải Cẩu
Ba Ba
Cá Mập Rạn San Hô
Tôm
Cá đuối
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.