Tháp Nhạn nằm bên bờ bắc sông Đà Rằng, gần quốc lộ 1A, thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Tháp là nơi thờ phụng thần linh, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12. Tháp được xây dựng uy nghi trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn.
Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao gần 25m, mỗi cạnh chân tháp dài 11m. Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí. Vòm cửa giữa hình cung nhọn có hình đầu quái vật trên đỉnh. Ðây là một chóp tháp được kết hợp hài hòa giữa hai hình tượng chóp nón cùng với hình tượng Linga, một vật mà người Chăm thường thờ ở các tháp, nên chóp tháp ở đây tạc theo hình tượng Linga nhưng chưa có dạng hoàn chỉnh như những Linga ở Ponagar hoặc Ðà Nẵng và Quảng Nam.
Khi Pháp xâm lược nước ta, chúng nã pháo làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ về phía cửa tháp ở hướng đông. Do bị hư hại nhiều trong chiến tranh, vào cuối năm 1960 dưới chính quyền VNCH, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp. Người ta dùng xi măng xây kín cả chân tháp.
Tháp là nơi thờ phụng thần linh, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12. Tháp được xây dựng uy nghi trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn.
Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao gần 25m, mỗi cạnh chân tháp dài 11m. Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí. Vòm cửa giữa hình cung nhọn có hình đầu quái vật trên đỉnh. Ðây là một chóp tháp được kết hợp hài hòa giữa hai hình tượng chóp nón cùng với hình tượng Linga, một vật mà người Chăm thường thờ ở các tháp, nên chóp tháp ở đây tạc theo hình tượng Linga nhưng chưa có dạng hoàn chỉnh như những Linga ở Ponagar hoặc Ðà Nẵng và Quảng Nam.
Khi Pháp xâm lược nước ta, chúng nã pháo làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ về phía cửa tháp ở hướng đông. Do bị hư hại nhiều trong chiến tranh, vào cuối năm 1960 dưới chính quyền VNCH, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp. Người ta dùng xi măng xây kín cả chân tháp.
Xưa kia, Tháp có những cái am nhỏ được dựng vào thời Hậu Lê để thờ Bà Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi. Trong thời kháng chiến, am này bị bom đạn tàn phá. Sau này, khi hòa bình lập lại, nhân dân Tuy Hòa mới góp công, góp của dựng lại một ngôi miếu trên nền cái am cũ như to lớn hơn với 4 chữ “Thượng Đỉnh Linh Miếu”.
Nói về truyền thuyết xung quanh việc xây dựng ngọn tháp trên núi Nhạn, T. cũng hào hứng không kém: Thuở ấy có ông Lương Phù Già (tức Lương Văn Chánh) giao tranh với quân Chiêm Thành. Chiến trường diễn ra ở phần đất thuộc TP.Tuy Hòa ngày nay. Quân của ông Phù Già đóng ở núi Nựu (Nựu Sơn), quân Chiêm đóng ở núi Nhạn để cố thủ. Giao tranh lâu ngày nhưng không phân thắng bại. Để tránh đổ máu gây tang tóc cho lương dân, hai bên giao ước với nhau sẽ cùng xây tháp, tháp của bên nào xây to hơn, nhanh hơn là bên đó thắng, bên kia phải rút quân khỏi phần đất Phú Yên. Địa điểm được hai bên lựa chọn là quân Chăm trên núi Nhạn, quân ông Phù Già trên núi Cổ Rùa, một phần nhô ra của núi Nựu.
Quân ông Phù Già cho quân lính chặt tre, chẻ thành sợi mỏng và đan thành những tấm như tấm phên, phất giấy, bôi sơn rồi ghép lại vào các rường cây thành ngôi tháp cao to đến trăm trượng, phải ngửa mặt mới trông thấy đỉnh, từ đầu chân tháp bên này ngó qua bên kia con người chỉ bằng hột bắp. Quân Chăm dốc toàn sức lực ngày đêm xây đắp cho đến khi sắp hoàn thành thì ngọn tháp của ông Phù Già đã hoàn thành, sừng sững một góc trời rất hoành tráng. Quân Chăm đành phải chấp nhận thua cuộc.
ST
Cầu Đà Rắng
Nhà Thờ Tuy Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.