Bản
đồ phía Bắc Ấn Độ và ảnh chụp màn hình của BBC News, lúc Kumari đạp xe chở
người cha đi từ New Delhi đến tiểu bang Bihar.
Hồi
tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương
trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi,
nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền
kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách
xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.)
Sau
tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế
ông cần sự săn sóc.
Cô
con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha
rồi ở cạnh ông để chăm lo.
Thế
rồi cơn đại dịch xảy ra.
Coronavirus
giết chết khoảng 5.600 người ở Ấn Độ, trên tổng dân số gần 1,4 tỉ, nhưng chính
phủ ban hành lệnh đóng cửa cả nước, điều có nghĩa cho dù ông Paswan có hồi phục
vẫn không có phương tiện để trở về quê nhà.
Trong
suốt bốn tháng ông không thể gửi tiền về nhà. Ông sử dụng cạn kiệt số tiền dành
dụm nhỏ nhoi. Căn phòng thuê tuy nhỏ hẹp, nay chia sẻ thêm với cô con gái nhưng
ông cũng không còn khả năng trả hằng tháng.
Vào
đầu tháng Năm, họ chỉ còn số tiền tương đương 20 đô Mỹ.
Jyoti Kumari,15, pedaled more than 700 miles with her father seated behind her on a $20 bicycle to bring him from New Delhi, where he’d been injured, to the family’s village.
Trả
lời phỏng vấn một đài truyền hình địa phương, cô bé Kumari hồi tưởng, “Chúng
tôi bị đuổi phải dọn ra. Chúng tôi cạn hết thực phẩm. Bởi thế tôi mới nói với
cha, ‘Papa, lấy số tiền còn lại để mua một chiếc xe đạp và đạp về quê.'”
Mới
đầu ông Paswan bác bỏ ý kiến của Kumari. Quê nhà ở đầu bên kia của đất nước,
cách xa hơn cả ngàn cây số, do chưa lành vết thương làm sao ông có thể đạp xe
được.
Trả
lời phỏng vấn của đài NPR qua điện thoại, ông nói, “Tôi nói, ‘Làm sao mà chúng
ta có thể đi xa như vậy được, trong khi chúng ta hai người mà chỉ có duy nhất
một chiếc xe ?’ Nhưng con bé Kumari vẫn cố thuyết phục tôi. Nếu ở lại cả hai sẽ
chết vì đói. Ít nhất cũng phải thử xem sao.”
Do
vậy với mớ tiền mặt còn lại, họ mua một chiếc xe đạp nữ màu hồng, không có bộ
phận sang số, trước ghi-đông có gắn một cái giỏ.
Vào
hôm 8 tháng Năm, hai cha con khởi hành, với người cha ngồi trên yên sau, tất cả
đồ cá nhân đựng trong một cái túi bự mang trên lưng và đứa con gái đứng trên
pedal mà đạp.
Kumari
kể, “Nhiều ý nghĩ chạy qua đầu tôi. Tôi thấy sợ. Không biết có thực hiện được nổi
không ? Tay chân tôi đau nhức ê ẩm, nhưng tôi lấy được sức mạnh và sự can đảm
nhờ sự cổ động của dân chúng dọc trên đường đi.”
Nỗ
lực phi thường của Kumari là một phần của một câu chuyện to lớn hơn nhiều.
Trong hơn hai tháng, các xa lộ ở Ấn Độ đều đầy ứ dân lao động tìm đường về quê.
Trong thời gian khủng hoảng đại dịch coronavirus, khoảng 100 triệu người dân Ấn
bị mất việc làm. Nhiều người như ông Paswan bị kẹt ở các đô thị lớn, xa gia
đình ở quê nhà. Cơ hội sống sót duy nhất của họ là làm sao trở về quê.
Nhưng
từ cuối tháng Ba đến đầu tháng Năm, mọi phương tiện giao thông công cộng đều
ngưng hoạt động, vì thế hằng triệu người phải đi bộ. Nhiều người chết vì đói
bên vệ đường.
Hôm
Thứ Hai, chính phủ Thủ Tướng Ấn Narendra Modi dành ra số tiền tương đương $2,65
tỉ đô Mỹ để giúp giới nông dân, người buôn thúng bán bưng và hàng rong.
Bé trai kéo tấm chăn phủ người mẹ nằm chết trên sân ga. (Ảnh chụp màn hình của BBC News)
Chính
phủ cũng tăng cường tàu lửa để đưa những lưu dân lao động về quê. Tuy nhiên
trong tháng Năm, ít nhất 80 người đã tử vong trên những chuyến tàu đó do quá
đói và kiệt sức trong cuộc hành trình.
Tuần
qua, một video clip làm chạm lòng người được phát tán rộng rãi, trong đó cho
thấy một bé con tìm cách đánh thức người mẹ đã chết, nằm trên sân ga xe lửa ở
tiểu bang quê nhà của Kumari.
May
mắn cho Kumari, thực phẩm không là vấn đề đối với hai cha con trong suốt cuộc
hành trình, em cho biết họ được người dân hai bên đường giúp đỡ. Ban đêm họ ngủ
bên vệ đường. Có lần họ được một tài xế xe tải cho quá giang, rút ngắn khoảng
đường bớt được 45 cây số. Sau bảy ngày, họ về đến làng Sirhulli của gia đình.
Hai
cha con nghỉ và ngủ bên vệ đường suốt cuộc hành trình dài bảy ngày. (Hình chụp
màn hình BBC News)
Jyoti
Kumari (đằng trước) và các thành viên gia đình đứng trước nhà họ ở Siruhulli,
phía đông Ấn Độ. (Stringer/AFP via Getty Images)
Thông
tin về cuộc hành trình xuyên Ấn Độ bằng xe đạp của cha con bé Kumari được lan
truyền nhanh chóng. Kumari nhận được cuộc gọi của Liên Đoàn Xe Đạp Ấn Độ.
Ông
Onkar Singh, chủ tịch liên đoàn nói với đài NPR rằng ông gọi cho Kumari biết,
“mục tiêu của chúng tôi là tạo cơ hội cho bé trở thành nhà vô địch quốc tế.
Chúng tôi đang hướng đến hai kỳ thế vận Olympic 2024 và 2028.” Ông mời Kumari
tham gia đội tuyển quốc gia sau khi hết đại dịch. Ông nói điều gây ấn tượng cho
ông không phải khoảng cách Kumari đã đạp, du khách ở Lycra đạp xe xa như vậy là
thường, mà chính là Kumari đã đạp được hơn 160 cây số mỗi ngày. Không những thế
mà lại còn phải đèo thêm một người trên một chiếc xe đạp cũ kỹ trong khi bụng
thì đói.
“Bé
Kumari quá vất vả. Em đã làm được một việc mà ngay một người đàn ông cũng không
thể làm được,” ông Singh tiếp. Ông hứa trả hết chi phí cho chuyến đi của Kumari
lên New Delhi để phỏng vấn. Nếu được chọn, em sẽ sống chung với các thể tháo
gia nữ khác, gần nơi huấn luyện. Tiền trọ, tiền ăn và giáo dục đều do chính phủ
liên bang đài thọ.
Báo
chí Ấn dán cho Kumari cái nhãn người có “trái tim sư tử.” Kumari được phóng
viên từ Nhật đến Mỹ phỏng vấn. Video clip quây cảnh Kumari đạp xe đèo theo cha
phía sau được phát tán rộng rãi.
Chưa
hết, bây giờ Kumari được phim trường BollyAtamwood, tức Bollywood, mời đóng
phim kể lại cuộc hành trình. Một công ty Ấn có tên Wemakefilmz mua bản quyền
câu chuyện đời của Kumari và dự trù bắt đầu thực hiện vào tháng Tám tới. Cuốn
phim được đặt tên Atmanirbhar, tiếng Hindi có nghĩa là “tự lực.” Đây cũng là
câu khẩu hiệu thủ tướng Ấn dùng trong bài diễn văn mô tả nỗ lực của đất nước
nhằm đánh lại coronavirus.
Câu
chuyện của Kumari còn gây được sự chú ý của Ivanka Trump, ái nữ tổng thống Mỹ,
người gửi tweet ca ngợi Kumari đã thực hiện một “công việc đẹp đẽ về sức chịu
đựng và tình yêu thương.”
Nhưng
người dân Ấn, từ giới tranh đấu nữ quyền đến các nhà hoạt động chống đói nghèo
đến nhà báo, cáo buộc con gái tổng thống Mỹ là lãng mạn hóa sự nghèo đói. Họ
thúc giục nàng thay vì vậy nên kêu gọi chính phủ Modi chớ để mặc các lưu dân
như Kumari và cha em phải lâm vào tình cảnh tuyệt vọng, không có được sự giúp
đỡ nào.
Cao
Nguyên Lộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.