Đại dịch, bất ổn chính trị và thiên
tai khiến thế giới chao đảo năm 2021. Dẫu vậy, con người cũng chứng kiến những
khoảnh khắc hy vọng khi hàng tỷ người được tiêm ngừa COVID-19.
Năm 2021 mở đầu với hình ảnh những người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump trèo lên bức tường phía tây tòa nhà Quốc hội Mỹ, xông vào Điện Capitol nhằm ngăn chặn Thượng viện chứng nhận chiến thắng của ông Joe Biden hôm 6/1.
Những người biểu tình giằng co quyết liệt với cảnh
sát ở Điện Capitol, ngay bên ngoài khu họp của các nghị sĩ. Cảnh tượng hỗn loạn
chưa từng có làm rung chuyển trái tim của nền dân chủ Mỹ, khiến cả thế giới sửng
sốt.
Virus SARS-CoV-2 và đặc biệt là biến chủng Delta
trở thành mối đe dọa hàng đầu của thế giới năm qua. Trong ảnh, một người đàn
ông chạy giữa những giàn hỏa táng bệnh nhân COVID-19 ở ngoại ô New Delhi, Ấn Độ
hồi tháng 4. Biến chủng Delta gây ra làn sóng thảm khốc tại Ấn Độ, đồng thời tạo
nên bước ngoặt đại dịch toàn cầu, khi số ca nhiễm khắp nơi đều gia tăng.
Jen Ho Lee, cụ bà Hàn Quốc 76 tuổi, cầm tấm biển
“Tôi không phải virus” tại Los Angeles, Mỹ, vào ngày 31/3. Đầu năm nay, tình
hình dịch nghiêm trọng ở Mỹ đã làm dấy lên làn sóng phân biệt chủng tộc, với
nhiều vụ tấn công nhắm vào người gốc Á ngay trên đường phố.
Thi thể một người qua đời vì COVID-19 nằm trong
quan tài tại nhà xác của bệnh viện thành phố ở Rivne, Ukraine ngày 22/10.
Ông Victor Tripiana (86 tuổi), chạm vào bàn tay
con dâu, Silvia Fernandez Sotto, sau tấm nhựa ngăn sự lây lan của virus corona
tại khu nhà dành cho người già ở Tandil, Argentina, ngày 4/4.
Vào tháng 5, thế giới lại chứng kiến một cuộc
giao tranh đẫm máu giữa Palestine và Israel. Ngày 10/5, quân đội Israel không
kích Dải Gaza từ tờ mờ sáng. Cùng lúc đó, rocket của Hamas hướng đến các thành
phố Israel, bao gồm trung tâm tài chính Tel Aviv.
Những người đàn ông bế một đứa trẻ thiệt mạng từ
đống đổ nát của tòa nhà bị sập sau cuộc không kích của Israel vào Gaza ngày
16/5. Ít nhất 68 trẻ em thiệt mạng trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas vào
tháng 5.
Ở Nam Á, lực lượng Taliban trỗi dậy và giành quyền
kiểm soát Afghanistan sau khi Mỹ rút quân từ giữa tháng 8. Nhiều người lo ngại
chính quyền Taliban, từng nổi tiếng với việc áp đặt luật Hồi giáo hà khắc, có
nguy cơ gây ra khủng hoảng nhân đạo, khiến các phần tử cực đoan trỗi dậy và gây
bất ổn cho khu vực.
Ảnh chụp thủ lĩnh Taliban Mullah Nooruddin
Turabi ở Kabul, Afghanistan, vào ngày 22/9. Turabi, một trong những người sáng
lập Taliban, cho biết phong trào cứng rắn sẽ một lần nữa được thực thi với các
hình phạt như hành quyết và cắt cụt tay, mặc dù không diễn ra ở nơi công cộng.
Câu chuyện người di cư trốn chạy xung đột, đói
nghèo và khổ đau đến châu Âu để tìm một cuộc sống tốt hơn vẫn tiếp tục là vấn đề.
Trong ảnh là một người đàn ông da màu dường như kiệt sức sau khi bơi từ Morocco
đến bãi biển Ceuta thuộc Tây Ban Nha hôm 18/5.
Hình ảnh các nhân viên tuần tra biên giới ngăn người Haiti nhập cảnh làm dấy lên làn sóng
phẫn nộ trong đảng Dân chủ và các cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của
Mỹ.
Rác ngập hồ Potpecko ở phía tây nam Serbia hôm 22/1. Lượng rác thải nhựa đổ vào các hồ và đại dương đang tiếp tục tăng mạnh và có thể gấp đôi vào năm 2030, theo đánh giá của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).
Bên cạnh dịch bệnh, chiến tranh và bất ổn chính
trị, những tác động của biến đổi khí hậu cũng đang đe dọa tới cuộc sống của
hàng tỷ người trên Trái Đất. Trong ảnh là lòng sông Old Parana, một nhánh của
sông Parana, lộ ra trong đợt hạn hán ở Rosario, Argentina, vào ngày 29/7.
Trong khi đó, vụ cháy rừng ở California đã trở
thành đám cháy lớn nhất ở Mỹ khi ngọn lửa đã càn quét trên một diện tích lớn
hơn cả thành phố Los Angeles. Trong ảnh là những lính cứu hỏa đang cố gắng dập
tắt đám cháy ở Doyle, California, vào ngày 9/7.
Vào tháng 3, các nước châu Phi phải chiến đấu với
dịch châu chấu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Hàng tỷ con châu chấu sa mạc từ
bán đảo Arab bay đến và càn quét các quốc gia châu Phi. Stephen Mudoga (12 tuổi),
đang cố gắng xua đuổi một bầy châu chấu trong trang trại của mình khi đi học về
tại Elburgon, Kenya, vào ngày 17/3.
Bất chấp dịch bệnh, Nhật Bản vẫn tổ chức Thế vận
hội Olympic với các trận đấu diễn ra mà không có khán giả đến xem trực tiếp.
Đây được xem là kỳ Thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử.
Năm nay, Trung Quốc cũng kỷ niệm 100 năm thành lập
đảng Cộng sản. Trong ảnh là những người biểu diễn mặc trang phục cứu hộ tập
trung quanh lá cờ của đảng Cộng sản Trung Quốc tại buổi lễ ở Bắc Kinh.
Dù COVID-19 cùng thiên tai, bất ổn chính trị càn
quét thế giới năm qua, hy vọng vẫn thắp lên khi hàng tỷ người đã được tiêm chủng.
Một sĩ quan Brazil đang hóa trang thành nhân vật siêu anh hùng, khuyến khích trẻ
em tự bảo vệ mình giữa đại dịch COVID-19 tại Rio de Janeiro, ngày 15/4.
Nhân viên y tế Nazir Ahmed mang theo thùng nhỏ chứa vaccine, trèo đèo lội suối để tiếp cận và tiêm chủng cho người dân vùng sâu vùng xa ở Ấn Độ. Các quốc gia đang dần “học cách sống chung” an toàn với dịch bệnh và mở lại hoạt động kinh tế – xã hội.
Sưu tầm
MT về thăm blog , ghé thăm anh. Mong rằng Dịch sớm kết thúc , mọi người an vui... Cuối tuần mọi điều tốt đẹp anh nhé
Trả lờiXóahttps://img1.picmix.com/output/pic/normal/5/9/8/3/9633895_f21de.gif
Cám ơn Mực Tím ghé thăm. Chúc Mực Tím cuối tuần vui vẻ.
Xóahttps://i.pinimg.com/originals/fd/c1/6e/fdc16e97c0751031642011e251a19ad0.gif
MN coi trên truyền hình đã xót xa .Fa tổng kết lại những điều biết và chưa biết thấy đau thương .Dịch vẫn còn .Chúc Fa những ngày cuối của năm nhiều may mắn và an lành nhé !
Trả lờiXóaCám ơn Mặc nhiên. Chúc Mặc Nhiên cuối tuần âm áp bên người thân.
Xóahttps://c.tenor.com/fFWlmjMPKAwAAAAM/gina101creative-gina101.gif
kinh tế thế giới đi xuống là đúng thôi
Trả lờiXóa