Tuần rồi, ta đã xem qua kinh tế đang lao xuống
hố như thế nào, tuần này ta tiếp tục nói chuyện kinh tế vì đó chính là túi tiền
của tất cả mọi người, bất kể già trẻ, nam nữ, trắng đen, cấp tiến hay bảo thủ,
cuồng Trump hay cuồng Biden.
Trong khi kinh tế bết bát
thì chính quyền Biden cho rằng biện pháp để giải quyết là tung ra 5.000 tỷ quà
cáp cho dân. Cụ Biden khẳng định quà của cụ sẽ chẳng tốn một xu nào, cũng chẳng
phải đi vay mượn thêm. Nhưng mặt khác, lại đòi tăng thuế ‘nhà giàu’. Cái mâu
thuẫn này, ngu ngơ nhất cũng nhìn thấy.
Chuyện mưa tiền từ trên trời
rơi xuống hiển nhiên chỉ là nói láo.
Là chuyện không một người
nào tin, và đó chính là lý do tại sao hai gói quà của cụ bị kẹt cứng trước quốc
hội, bị ngay chính các đồng chí DC chống đối mạnh. Vì thực tế là hai gói quà đó
sẽ giết kinh tế Mỹ ngay lập tức khi mà chưa một xu nào trong hai gói 5.000 tỷ
đã được tung ra mà lạm phát đã tràn lan rồi.
Trước hết, ta xem qua tình
trạng giá cả hiện nay.
Theo một nghiên cứu của báo phe
ta New York Times, giá thực phẩm đã tăng mạnh tới những mức kinh hoàng nhất. Muốn
biết kinh hoàng cỡ nào, quý độc giả chỉ cần xem lại lương của mình trong khoảng
thời gian đó đã tăng bao nhiêu, so với những gia tăng dưới đây:
- Thịt gà, cá, trứng: tăng
8%;
- Thịt bò: tăng 12%;
Đây chỉ là con số lạm phát
về giá của vài món thực phẩm còn có để mà mua. Một vài tiệm Burger King cho biết
không có khoai tây chiên -french fries- vì không mua được khoai tây! Dân Mỹ ăn
hăm-bơ-ghơ mà không có french fries thì chẳng khác gì dân Mít ăn cá kho không
có cơm trắng.
Ngoài ra, thị trường Mỹ
đang thấy giá tăng trên rất nhiều thứ hàng tối cần thiết như xăng, dầu khí, vật
liệu xây cất như gổ, sắt, xi-măng, các chip đùng trong đủ loại máy, nhất là xe
hơi mới. Xe cũ cũng không thoát khi thiên hạ không mua nổi xe mới, đổ xô đi mua
xe cũ.
Giá nhà cũ là thứ mà dân trung lưu có thể với
tới, cũng đã tăng vọt trên cả nước. Giá thuê nhà của đám dân nghèo không mua
nhà nổi cũng tăng theo, trong khi tiền trợ cấp housing chưa nghe nói sẽ tăng gì
hết. Luật cấm đuổi nhà vì không trả tiền thuê nhà đã hết hiệu lực lâu rồi.
Quý độc giả không cần phải
đọc New York Times, cũng chẳng cần bằng tiến sĩ kinh tế học đâu, chỉ cần nhìn
vào túi tiền của chính mình, xem bây giờ, với cùng một số tiền, đi chợ mua được
bao nhiêu so với cách đây nửa năm thì biết ngay. Vài thí dụ kẻ mù cũng thấy
ngay: giá xăng bây giờ như thế nào so với nửa năm trước, giá một bao gạo bây giờ
so sánh như thế nào với giá cách đây nửa năm?
Lạm phát là một sát thủ giết
người một cách lẳng lặng, không ồn ào, nhưng tai hại vô kể. Mà điểm ác độc
lớn nhất của lạm phát chính là việc lạm phát giết dân nghèo và dân trung lưu
thôi, chứ chẳng động đến lông chân các đại tài phiệt.
Quý độc giả chỉ cần nhìn
lướt qua thôi: giá thực phẩm, giá xăng, giá mọi thứ tăng đồng loạt, bất kể nhà
giàu, nhà nghèo đều là nạn nhân hết. Nhưng cứ thử đặt câu hỏi, đổ xăng trước
đây cứ khoảng 40 đô là đầy bình, bây giờ cần ít nhất 60 đô, tăng 20 đô hay 50%
(thực tế, giá xăng khi bài này được viết, đã tăng trên 60%). Tỷ phú phải trả
thêm 20 đô, dân lính thợ làm lương tối thiểu cũng trả thêm 20 đô. Tăng
vài chục đô đối với túi tiền của đại tỷ phú Jeff Bezos có ảnh hưởng như thế
nào, và đối với túi tiền của một chị bán vải trong một tiệm khu Bolsa tai hại cỡ
nào? Trong hai người đó, ai khó thở hơn khi phải trả thêm 20 đô tiền xăng?
Thật ra, không phải chỉ là
trả thêm 20 đô đâu. Giá xăng ở Cali trung bình là 4,52 đô một ga-lông hiện nay,
tuy có tỉnh dọc biển phiá bắc Cali đã bán với giá 7,59 đô xăng thường và 8,50
đô xăng supreme.
Quý vị cũng đừng nên
quên, xăng tăng giá thì tiền điện và tiền gas cũng sẽ tăng trong mùa đông tới
thôi. Tiền điện tăng vài chục đô một tháng sẽ giết Bill Gates hay giết anh phục
vụ tiệm phở?
Trang mạng thiên tả nặng,
VOX, mới đây đã có bài nhận định rất ý nghĩa, dưới cái tựa “Tất cả có cảm
giác như đắt hơn, chỉ vì tất cả đắt hơn thật” (nguyên văn “Everything
feels more expensive because it is”).
Thống kê tăng giá – Tháng 5/2021
(Bây giờ dĩ nhiên đã cao hơn nhiều)
Nhiều cụ cao niên tỉnh bơ
vì được tin Nhà Nước sẽ điều chỉnh tiền SSA/SSI theo lạm phát, năm tới SSA/SSI
sẽ cho thêm ít tiền, thêm đâu gần 6%. Cụ nào hiện đang nhận ví dụ 1.000 đô một
tháng, sẽ nhận được đâu 1.060 đô. Nghe cũng vui tai. Nhưng các cụ quên mất số
tiền các cụ bị khấu trừ để đóng góp cho bảo hiểm y tế Medicare cũng sẽ được điều
chỉnh tương tự theo. Và tất cả các chi tiêu của các cụ, từ thực phẩm, đến tiền
gas, tiền điện,… cũng đều tăng hết. Chưa kể việc tăng tiền già 6% so sánh như
thế nào với giá xăng tăng 60%?
Tất cả chỉ dấu đều cho thấy
nước Mỹ đang trực diện một lạm phát khủng khiếp, hơn xa các lạm phát trước đây.
Mà cũng không phải là một thứ lạm phát mới xẩy ra tuần rồi, vì lạm phát đã bắt
đầu từ hồi tháng Tư, tháng Năm rồi. Bức hình dưới đây cho thấy dân biểu CH
Steve Scalise đang trình bày gia tăng của vật giá hồi tháng Sáu, tức là cách
đây gần nửa năm rồi, khi đó tỷ lệ lạm phát đã lên tới 5,4%, cao nhất kể từ 2008
là năm cuối của TT Bush con.
Dân biểu CH Steve Scalise điều trần
trước hạ viện – Tháng 6/2021
Câu hỏi tất cả đều muốn
nêu ra: tại sao giá cả lại tăng mạnh như vậy?
Lý do chính dĩ nhiên ai cũng biết là dịch
COVID đã đóng cửa kinh tế, hay nói rõ hơn, đóng cửa các hãng sản xuất hàng hóa,
đưa đến tình trạng mức cung ứng cạn dần. Rất nhiều nhà hàng đã đóng cửa thật,
nhưng thiên hạ ngồi nhà lại ăn nhiều hơn bằng cách mua thực phẩm được gửi tới tận
nhà. Số cầu vẫn không giảm bao nhiêu nếu không muốn nói là gia tăng, trong khi
số cung giảm mạnh, chẳng hạn các công ty làm thịt bò, heo, gà giảm sản xuất vì
nhân công ngồi nhà.
Tình trạng giảm cung trở
nên trầm trọng hơn nhiều khi khu vực giao thông vận tải cũng bị đóng cửa luôn,
đưa đến tình trạng ứ đọng hàng hoá trong kho, trên các bến tàu, trên các toa xe
lửa, vì không có đủ nhân công bốc dỡ hàng hay tài xế xe tải chở hàng đến các tiệm
và đến người tiêu thụ như đã bàn tuần rồi qua phần tin về khủng hoảng đường
giây cung ứng. Ngay cả các nhà nông cũng bị nạn khi không có xe tải chở nông phẩm
của họ ra thành phố để bán.
Chưa bao giờ trong lịch sử
Mỹ, dân Mỹ lại đụng phải tình trạng các cửa hàng trống không lâu dài như vậy.
Báo phe ta Washington Post tìm cách bào chữa cho cụ Biden, đã nhận định dân Mỹ
đã được ‘nuông chiều’ thái quá, cái gì cũng quá dư thừa, bây giờ chính là lúc cần
hạ thấp những đòi hỏi quá đáng đó. Nôm na ra, theo WaPo nước Mỹ cần phải hạ thấp
tình trạng thịnh vượng, phải nghèo bớt đi, cho đúng theo quan điểm thế giới đại
đồng, nước giàu cần phải bớt giàu đi để giảm cách biệt với Congo hay Zimbabwe,
dân Mỹ phải biết đói như dân Bắc Hàn thì mới có thế giới đại đồng được. Cái
bình đảng đại đồng của xã nghĩa luôn luôn không phải là nâng người nghèo lên
thành giàu, mà là lột người giàu xuống ngang người nghèo.
Cái chủ trương
phải làm cho dân giàu nước mạnh quả đúng là quan điểm quá lỗi thời dưới chế độ
xã nghĩa thức tỉnh mới, cần phải vứt vào thùng rác.
Kinh tế Biden: hàng hóa nằm lộn
chỗ.
Nằm tại bến tầu chứ không có
trong tiệm.
Trong khi cung giảm thì
ngược lại, cầu tăng mạnh vì dân chúng bất thình lình liên tục được Nhà Nước tặng
tiền mặt xài chơi, từ TT Trump cũng như sau đó từ cụ Biden luôn.
Việc tặng tiền mặt này, dĩ
nhiên cả nước hoan nghênh vì chẳng ai điên khùng chê không nhận tiền Nhà Nước
ban phát cho. Tất cả các chính trị gia cả hai đảng đều hoan hỷ vì được cả nước
cám ơn vì phản ảnh các chính sách nhân đạo, lo cho dân trong khi dân gặp đại nạn.
Nhưng thật ra, thuần túy trên phương diện kinh tế, những trò ban phát tiền mặt
đó có hại hơn có lợi.
Theo nhiều nghiên cứu, phần
lớn số tiền mặt đó đã được chuyển vào các trương mục tiết kiệm trong các ngân
hàng. Nôm na ra, đa số dân KHÔNG cần số tiền đó. Không cần mới bỏ vào
tiết kiệm chứ nếu cần đã xài ngay rồi. Nghĩa là Nhà Nước đã cho quá nhiều tiền
cho quá nhiều người không cần.
Dù vậy, dĩ nhiên cũng đã có rất
nhiều người lấy tiền đó xài, mua thực phẩm hay hàng hoá khác. Đưa đến tình trạng
trong khi số cung giảm mạnh thì số cầu vẫn tăng. Hậu quả dĩ nhiên là lạm phát,
giá cả gia tăng thôi. Đó chính là nguyên nhân ta thấy lạm phát từ mùa xuân năm
nay tới nay.
Câu hỏi cho tất cả quý vị:
trong tình trạng lạm phát kéo dài từ cả nửa năm nay, cụ Biden đã làm gì để chặn
hay để giúp các nạn nhân?
Chính quyền Biden đang cố
hạ hỏa, trấn an bằng miệng, khẳng định việc tăng giá sinh hoạt hiện nay chỉ là
hiện tượng ‘nhất thời’, phản ảnh việc kinh tế phục hồi, mở cửa lại thôi, để rồi
sau đó, giá cả sẽ hạ xuống lại. Nhất thời? Hơn nửa năm rồi chứ có phải nửa
tháng đâu? Báo kinh doanh Wall Street Journal xác nhận tình trạng lạm phát sẽ
không có gì nhất thời hết mà sẽ kéo dài, ít nhất là qua giữa năm tới,
2022. Chủ tịch hệ thống ngân hàng dự trữ liên bang, ông Jerome Powell cho
biết lạm phát sẽ kéo dài ít nhất tới cuối năm tới. Trong khi cụ Biden nhìn nhận
giá xăng sẽ không giảm trong thời gian tới -anytime soon.
Chính bộ trưởng Giao Thông
Buttigieg cũng đã nhìn nhận kẹt cung ứng sẽ kéo dài qua năm 2022. Mà kẹt cung ứng
tức là không có hàng để bán, mà không có hàng thì tất nhiên những món hàng hiện
đang có sẽ tăng giá thôi.
Chẳng ai biết chắc chắn kẹt
hàng và lạm phát sẽ kéo dài tới bao lâu, sẽ gây tai hại cho dân trung lưu và
nghèo tới đâu?
Bộ trưởng Giao Thông đang
làm việc cật lực 24/7để nối lại đường giây cung ứng? Cụ Biden đang thức trắng
đêm tìm cách chặn đứng lạm phát?
Xin thưa với quý vị:
KHÔNG, những chuyện đó không hề xẩy ra.
‘Ông’ bộ trưởng Giao Thông
Buttigieg đang bận nghỉ phép hai tháng để ở nhà cùng ‘ông chồng’ chăm sóc cho
hai đứa con song sinh mới nhận về nuôi. Bị chỉ trích, ‘ông’ ta phản bác: “Bộ
tưởng nghỉ ở nhà trông con là nghỉ hè sao? Đó là làm việc, mà làm việc rất cực
khổ” (nguyên văn: “You think taking paternity leave is vacation? No,
it’s work and very hard work”). Vâng, có thể pha sữa bỏ bình cho con bú, rồi
thay tã cho con cực thật, nhưng xin thưa, hình như đám dân đen chúng tôi đóng
thuế trả lương bạc trăm ngàn cho quý vị không phải để làm những chuyện đó.
Hai ‘vợ chồng’ Buttigieg và hai
con
Ngay sau đó, cảm thấy câu trả lời hơi lố bịch, bèn sửa lại, “Kẹt hàng là bằng chứng cụ thể kinh tế Biden quá thành công, kinh tế phục hồi quá nhanh, mức cầu lớn hơn mức cung quá nhiều, thiếu hàng để bán nên tăng giá”. Kinh tế Zimbabwe như vậy phải là kinh tế thành công nhất thế giới khi cả nước chẳng còn hàng gì để bán cho dân và một ổ bánh mì phải trả đâu một tỷ đồng.
Vũ Linh (còn tiếp)
Dịch Covid,kinh tế tài chính đang làm cho cả thế giới chao đảo.Các nước lớn,nhất là Mỹ,cái đầu tàu chệch hướng hay ì ạch thì hệ lụy thật khó khắc phục.
Trả lờiXóaCảm ơn Fa với bài chia sẻ hữu ích.
Chúc Bạn cuối tuần an vui.
Ông 45 nói thời ông 46 phá nền kinh tế Mỹ bằng 4 đời Tổng Thống gộp lại.
Xóahttps://c.tenor.com/GFiQfwRuE5wAAAAC/coffee.gif
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa