Hôn
nhân thời hiện đại tuân theo chế độ một vợ một chồng, đôi bên cùng bình đẳng.
Nhưng ở thời phong kiến thì không phải như vậy. Mỗi cuộc hôn nhân ở thời bấy giờ
đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố bối cảnh gia đình, địa vị xã hội và tư tưởng nam
tôn nữ ti.
Hoàng
đế có tam cung lục viện; văn võ bá quan, con nhà phú hộ thì tam thê tứ thiếp.
Điều rõ ràng nhất trong chế độ này chính là địa vị của người phụ nữ thấp bé đến
mức hèn mọn. Họ ít khi được đi học nhưng vẫn phải sống trọn tam tòng tứ đức.
Vậy “tam thê tứ thiếp”,
ai là thê, mà ai là thiếp?
Người
sống trong thời phong kiến được phân thành nhiều cấp bậc, địa vị khác nhau. Địa
vị không giống nhau thì đãi ngộ đương nhiên cũng khác.
Như
nô lệ, nhóm người ở tầng thấp nhất của xã hội, không chỉ không có quyền đặt tên
cho mình, ngay cả quyền lợi cơ bản nhất của con người cũng không có.
Hoàng
đế là người ở cấp bậc cao nhất, sở hữu hậu cung ba nghìn giai lệ, hạ nhân hàng
nghìn hàng vạn, tài sản không thể đếm xuể… còn nắm trong tay quyền sinh sát,
quyết định mạng sống của người khác.
Cấp
bậc của những người vợ ở thời này cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ địa vị xã hội.
Người có địa vị cao thì có thể làm thê tử. Nếu điều kiện gia cảnh của người vợ
cách biệt rất lớn với người chồng thì cho dù có được người đàn ông yêu thích đến
mấy, thì đa phần sống như kiếp nha hoàn (người hầu), quá lắm là được lên bậc
“thiếp”.
Địa
vị của thê tử vượt xa thiếp thất. Gia đình của thê tử hầu như đều có điều kiện
kinh tế, thậm chí còn có quyền thế trong triều đình. Họ được gả đi cũng được
thông qua nhiều lễ nghi cưới hỏi đàng hoàng như “tam sính lục lễ” (sính lễ và
nghi thức đám cưới) và được đón vào từ cửa chính của nhà trai.
Thế
nhưng thiếp thất thường không được như vậy. Họ đa phần là những cô gái có địa vị
thấp, gia cảnh không quá tốt, thường được gả đi để phục vụ nhà chồng, như món
hàng trả nợ cho nhà cha mẹ đẻ, cưới hỏi cùng lắm chỉ được ngồi trên chiếc kiệu
nhỏ đi vào cửa sau.
Cũng
vì bị xếp vào thiếp thất, nên họ thường bị chèn ép bởi thê tử của chồng, hay
còn gọi là vợ được cưới danh chính ngôn thuận. Cùng mang số phận làm vợ người
ta, nhưng người thì được hưởng nhiều loại đãi ngộ đặc biệt, được tôn trọng và
ăn sung mặc sướng; người thì phải sống như kiếp hạ nhân, phải cơm bưng nước rót
cho chồng, cha mẹ chồng và thậm chí là thê tử của chồng.
“Tam
và tứ” trong “tam thê tứ thiếp” là con số ước lệ cho việc người đàn ông thời bấy
giờ có thể cưới nhiều vợ. Thê và thiếp là phân loại cấp bậc vợ của người đàn
ông.
Bên
cạnh đó, “tam và tứ” còn thể hiện một ý nghĩa quan trọng khác. Đó là thông thường,
trong một gia đình một chồng nhiều vợ, số lượng thê tử thường ít hơn thiếp thất,
rất nhiều trường hợp thê tử chỉ có một. Con số này phần nào nói lên sự cao quý
của thê tử được cưới gả đàng hoàng, chứ không “đại trà” như thiếp thất.
Ở
một số gia đình thời phong kiến, thê tử còn có thể giữ nhiệm vụ quản lý tài
chính trong thu chi hàng ngày của nhà chồng, xử lý mọi việc phát sinh, từ người
hầu cho đến thiếp thất.
Đồng
thời thê tử còn được nhà chồng nể nang một vài phần vì bối cảnh gia đình cha mẹ
đẻ của họ. Có thể cuộc hôn nhân này không có tình yêu, nhưng nhờ sở hữu cấp bậc
địa vị nhất định nên họ được hưởng những đãi ngộ to lớn hơn thiếp thất thấp
kém.
Con
cái của thê tử (đặc biệt là con trai) thường được thừa hưởng sản nghiệp gia tộc
và nắm quyền quản lý gia đình khi trưởng thành. Theo đó, thê tử này cũng được
nâng tầm địa vị, “mẹ quý nhờ con”.
Trung
Hạ
Tuần mới mọi điều tốt đẹp anh nhé
Trả lờiXóahttp://jesus83marie.j.e.pic.centerblog.net/d2d5fcfa.gif
Mời Mực Tím uống coffee.
Xóahttps://img1.picmix.com/output/pic/normal/9/6/3/7/5967369_0282b.gif