Không chỉ ở phương Đông, từ thời đại cổ xưa,
văn minh nhân loại vốn vô cùng trân trọng hoa sen, đem đến cho nó nhiều nội hàm
phong phú tinh khiết. Sử thi Hy lạp có truyền thuyết trên một đảo nhỏ nọ từng
trông đầy hoa sen, dân sống trên đảo an toàn hoa sen nên được gọi là “lotus
eater” hay “thực liên nhân” (có nghĩa là: người ăn hoa sen), sau khi ăn hoa sen
sẽ quên hết tất cả lo buồn phiền não. Các truyện thần thoại được ghi chép trong
bô sử thi của Ấn Độ ghi rằng Đáng Sáng Tạo vũ trụ ngồi kiết già trên tòa sen
sau đó Ngài mới sáng tạo ra vạn vật, cho nên hoa sen tượng trưng cho sự sống,
may mắn phồn vinh, trường thọ, danh dự.
Ai Cập cổ đại cũng xuất hiện hoa văn vẽ hình
hoa sen là loại “Thụy Liên” (sen ngủ) sống ở vùng sông Nile. Người Ai Cập coi
Thụy Liên tượng trưng cho thần thánh. Đối với các dân tộc ở sa mạc nước là thứ
trân quý nhất mà hoa sen sinh trưởng ở trong nước, chính là tượng trưng cho sự
tôn quý.
Hoa sen không những có hàm ý nội tại sâu sắc
mà hình thái sinh trưởng cũng có ý vị, phong phú, bất luận là hoa, quả thân lá
đều mang ý nghĩa đẹp đẽ. Vẻ đẹp lạ lùng của loài hoa huyền thoại này cũng bí ẩn
như nội hàm vô tận trong ý nghĩa của nó.
Điều gì khiến hoa sen trở thành biểu tượng
nhà Phật, tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng Phương Đông sâu
kín và là nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật và mọi phương diện đời sống
trong nhiều thế kỷ?
Điều gì khiến hoa sen trở thành biểu tượng
cho mọi phương diện đời sống trong nhiều thế kỷ? (Ảnh: Thanh Phong/ETV)
Hoa trên Trời, hoa nơi cõi người
Kinh điển Phật giáo chép rằng: Hoa sen có ba
loại, một là hoa ở cõi người, hai là hoa ở cõi trời, ba là hoa của Bồ Tát. Hoa
cõi người lớn nhất cũng chỉ hơn mười cánh, hoa cõi trời trăm cánh hoa của Bồ Tát
ngàn cánh
Kinh Phật ghi chép về hoa sen trên trời rất lớn
và bất khả tư nghị, cũng như tòa sen trang nghiêm của đức Phật. Hoa sen của dân
gian lớn nhất cũng không hơn một thước còn hoa sen trên trời lớn như bánh xe.
Liên hoa mọc ở thiên cung lại còn lớn hơn nữa nên có thể xếp bằng ngồi kiết già
trên đó.
Mối quan hệ giữa hoa sen và thế giới Cực Lạc
là đặc biệt sâu sắc. Thế giới Cực Lạc còn được gọi là Liên bang (nước của hoa
sen, bởi vì chúng sinh của nước này đều từ trong hoa sen hóa sinh nên gọi là
Liên bang. Kinh Phật chép: “Hoa sen vốn là huyền cung xác phàm là ngôi nhà thần
an trí huệ mạng, là nước mà ai cũng muốn đến, tên gọi nước này là Liên bang”.
Hoa sen của Tây phương Cực lạc tịnh thổ mọc trong ao Thất bảo được nuôi dưỡng bằng
nước Bát công đức, hoa lớn như bánh xe, có xanh, vàng, đỏ, trắng, đủ loại, màu
sắc khác nhau hương thơm thanh khiết vi diệu, biến cực lạc thế giới trang
nghiêm thanh tịnh thổ thánh địa.
Vì sao loài hoa trên thiên thượng
xuất hiện chốn nhân gian?
Đấng Sáng Thế đã tạo ra hoa sen nơi cõi trần
hẳn là có hàm ý nhất định. Bởi thế trần gian có muôn vàn loài hoa, sen vẫn là
loài hoa đẹp nhất. Loài hoa mọc nơi đầm lầy, trong những ao hồ làng quê, bình dị,
mộc mạc, mà lại có sức cảm nhiễm lớn lao, bất cứ khi nào chiêm ngưỡng hoa sen, lòng
người đều tán thán vẻ đẹp mỹ diệu thánh khiết, thanh cao gợi ra bao suy ngẫm về
ý nghĩa đời người. Phải chăng Phật ẩn hiện trong đóa sen nơi trần thế mà giảng
Phật Pháp cho ai có thể lĩnh ngộ?
Trong sách “Tánh mạng khuê” có bài thơ về hoa
sen:
Hồng hồng bạch bạch thủy trung
liên,
Xuất ố nê trung sắc chuyền liên;
Hành trực ngẫu không bổng hựu thục,
Tu hành diệu lý kháp như nhiên
Tạm dịch:
Sen nở trong đầm đỏ trắng phơi,
Bùn nhơ không nhiễm sắc thêm tươi.
Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hột.
Cái lý tu hành cũng thế thôi.
Hoa sen là biểu tượng của Phật gia, vẻ đẹp và
đặc tính sinh trưởng của hoa sen nơi trần thế lại tương tự kỳ lạ với những thiện
hạnh của người tu Phật. Chiêm bái hoa sen mà có thể thấu tỏ bao nhiêu đạo lý
nhân sinh, huyền cơ Phật Pháp.
Đan Thư
bài rất hay
Trả lờiXóa