Trang

29/07/2021

Liên hoa: Vì sao loài hoa nơi thiên thượng lại sinh trưởng chốn nhân gian?

 

Truyền thuyết kể rằng, hoa sen vốn không phải là loài hoa ở trần gian mà là thứ hoa ở thiên thượng. Hoa sen trong Phật gia được coi là thánh vật. Từ tranh, tượng, kiến trúc… bất cứ nơi nào có hình tượng Phật đều gắn với hoa sen. Kinh Phật dùng hoa sen để biểu tượng cho sự thù thắng của Pháp môn, ẩn dụ cho vô thượng chí cao của Phật Pháp. 

Điềm Trời sinh bậc Thánh

“Liên hoa mộng ứng Thiên sinh Thánh” – Giấc mộng hoa sen ứng với điềm Trời sinh bậc Thánh. Tương truyền, trước khi Đức Phật giáng sinh, mẫu thân của Ngài là hoàng hậu Ma Da từng nằm mơ thấy một con voi trắng mang theo đóa sen cũng màu trắng. 

Trong kinh Phật có ghi lại rằng: trước khi xuất gia, Thích Ca Mâu Ni là thái tử của Vương quốc Ca-tỳ-la-vệ. Khi Phật đản sinh đến thế gian, trên trời có đoàn tiên nhạc ca hát, trải hoa và rất nhiều các chư thiên thần đến hộ Pháp. Khoảnh khắc huy hoàng đó có vô vàn tia sáng rực rỡ tỏa chiếu trong khắp vũ trụ, vạn vật vui mừng khôn xiết. Trên trời lúc này rơi xuống hai sợi dây bạc như là tịnh thủy, một sợi thì ấm áp, một sợi thì thanh mát, để thái tử tắm rửa (đây cũng là nguồn gốc của nghi thức “tắm Phật”). Khi thái tử vừa sinh ra, Ngài liền có thể bước đi bảy bước. Sau mỗi bước chân của thái tử dưới mặt đất đều nở ra một bông hoa sen, thái tử tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất mà nói lớn rằng: “Trên trời dưới đất, ta là độc tôn”.

Hoa sen – Biểu tượng của Phật gia. (Ảnh: Thanh Phong/ETV)

Biểu tượng của Phật gia

Quan điểm vũ trụ trong Phật gia có quan hệ mật thiết với hoa sen. Từ đài sen của Phật Bồ Tát đến hào quang tháp Phật bia đá, các khí cụ tu hành, hầu hết đều có hình dáng hoa sen. Liên (sen) cũng là từ gắn với thảy mọi sự vật trong Phật gia như liên cung, liên vũ, liên giới, liên cảnh, liên xá, thủ ấn liên hoa.. Chùa nào cũng có ao sen. Hoa văn trong chùa cũng bông sen cách điệu, đến Phật Bà nghìn mắt nghìn tay cũng như một bông sen ngàn cánh…

Tượng Phật được tìm thấy ở vị trí trung tâm trong hầu hết tất cả các hang động. Trên trần động lát bằng những viên gạch hình hoa sen, trụ đá cũng được chạm khắc hoa sen và bốn mặt tường xung quanh được vẽ những cảnh tượng thù thắng của thế giới Cực Lạc.

Trong kinh điển thường dùng hoa sen để miêu tả dáng hình đẹp đẽ của Phật Đà. Kinh Phật miêu tả thân của đức Phật là vi diệu chân kim sắc, hào quang phổ chiếu như kim sơn, thanh tịnh nhu nhuyễn như liên hoa (thân Phật có màu vàng rất đẹp, hào quang tỏa sáng như hòa núi vàng, thanh tịnh dịu dàng như hoa sen). Màu trắng của hoa sen tượng trưng cho sự thánh khiết của Đức Phật. Dáng hình đẹp đẽ mềm mại của hoa sẽ cũng được dùng để ví dụ với hình tướng viên mãn của Đức Phật, sách “Hoa nghiêm tùy lưu diễn nghĩa sao” viết: “Chân tay Thế Tôn viên mãn như ý, sáng sủa mềm mại như hoa sen”. Cũng lấy sự hiếm có của hoa sen trắng, bạch liên hoa để ví với việc đức Phật ra đời.

Mỗi lần khi Phật giảng Pháp, các Phi thiên này đều bay lượn và trải hoa giữa không trung, điệu múa uyển chuyển, thanh thoát, vạt áo và tấm khăn vải mang theo khẽ khàng lướt đi mềm mại. Đại thi hào Lý Bạch có viết rằng: “Tố thủ bá phù dung, hư bộ nhiếp thái không; Nghê thường duệ quảng đới, phiêu phù thăng thiên hành.” (Dịch nghĩa: “Tay mềm nâng hoa sen, hư bộ bước (trên) hư không; Trong điệu khúc nghê thường (tay) kéo dải lụa, nhẹ bay lên trời cao.”)

3 nhận xét:

  1. Cám ơn em chia sẻ.
    https://2.bp.blogspot.com/-vqqDtjTQef0/XF1YasH60AI/AAAAAAAAKvw/2CGEm6C-9hEpkJ8tUpQhroGI20FA8yvrACLcBGAs/s400/%25C3%25A1.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc chị Tâm thường an lạc.
      https://hoadepviet.com/wp-content/uploads/2019/01/hoa-sen-trang-vien-hong-1.jpg

      Xóa

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.