Trang

16/01/2013

22 Điều dành tặng các bạn đang Yêu!

  1. Tình yêu là sự tôn kính là điều đầu tiên để nhân loại trở nên tốt đẹp.
  2. Tình yêu là sự thông cảm, tìm hiểu lâu dài.
  3. Không có gì cao thượng và đáng kính bằng lòng chung thủy.
  4. Tình yêu đẹp nhất cũng cần có nước mắt.
  5. Nếu không sẵn sàng tha thứ cho nhau những lỗi lầm nhỏ thì không sao bền vững được.
  6. Ghen tuông làm đảo lộn và đầu độc những gì tốt đẹp nhất trong tình yêu.
  7. Tình yêu mà không có sự tôn trọng thì không thể tiến xa được.
  8. Hạnh phúc nằm ngay trong nhà mình, không nên đi tìm trong vườn nhà người khác.
  9. Vẻ đẹp đánh vào mắt nhưng phẩm giá chinh phục tâm hồn.
  10. Nơi nào không tìm thấy tình thương bạn hãy gieo nó rồi bạn sẽ gặt được nó.
  11. Thông cảm nỗi khổ của người khác là tốt, mà ra tay tiếp cứu họ còn hay hơn.
  12. Dễ là khi nhận, khó là khi cho.
  13. Muốn biết thế nào là tình yêu thì phải biết sống cho người khác.
  14. Người ta có thể quyến rũ người đàn bà bằng sự dối trá. Nhưng người ta chỉ chinh phục được người đàn bà bằng tấm lòng chân thật mà thôi.
  15. Đàn ông dấu cái gì cũng được, trừ lúc say và lúc yêu.
  16. Hãy nhìn nhận mình là một người không hoàn mỹ, vì đó là bản chất con người.
  17. Bạn sẽ làm được tất cả nếu bạn cố gắng. Vì vậy, đừng bao giờ ngừng yêu thương, ngừng tin tưởng và đừng bao giờ ngừng mơ ước.
  18. Dễ là khi làm tổn thương người mà bạn yêu thương, khó là khi hàn gắn vết thương đó.
  19. Dễ là khi đặt ra nguyên tắc, khó là khi làm theo chúng.
  20. Dễ là khi nói rằng chúng ta yêu thương, khó là khi làm cho người khác cảm thấy như thế hằng ngày.
  21. Tình yêu là Tình bạn phổ thành nhạc.
  22. Khi làm điều tốt, người ta có thể cho rằng bạn chỉ làm vì lợi ích của bản thân. Dù sao bạn hãy cứ làm những điều tốt.

Tình Yêu là gì?

Điều gì làm cho các bạn mất thời giờ nhiều nhất? Điều gì làm cho các bạn quan tâm nhất? Điều gì làm cho các bạn hạnh phúc nhất và cũng có thể đau khổ nhất? Thưa đó chính là tình yêu. Công chưa thành, danh chưa toại người ta có thể tiếp tục phấn đấu vươn lên, nhưng sống mà không còn ai để thương để nhớ, để «Mòn con mắt đợi cổng trường. Người ta về... các ngả đường xôn xao» thì đó là cuộc đời đang chết dần chết mòn theo năm tháng.
Nhưng yêu là gì? Tình yêu đích thực cần phải biểu lộ cho người mình yêu như thế nào?
Nói đến tình yêu là nói tới một tấm lòng được chia sẻ, được cho đi một cách quảng đại và đầy hy sinh. Nên tình yêu nó cũng đòi hỏi một sự quên mình, một sự hy sinh đánh đổi cuộc đời để đồng hoá với người mình yêu. Tình yêu không có sự hy sinh đó chỉ là sự ích kỷ, và tình yêu không có lòng chung thủy đó chỉ là một sự lừa dối để tìm hưởng thụ cho riêng mình.
Vậy yêu là gì? Tại sao lại phải yêu? Và thế nào mới là một tình yêu chân thực?
Có người bảo rằng yêu nhau là nhớ nhau
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”
Có thể bước đầu của tình yêu là sự nảy sinh do một hấp lực lẫn nhau giữa hai người từ một lần gặp gỡ nào đó: có cái gì đó xuất hiện ngay lúc ấy hoặc sau một thời gian ngắn mà người ta gọi là tiếng sét ái tình, để rồi cái giây phút gặp nhau đầy lưu luyến ấy, bóng hình ai đó đã làm thay đổi một cuộc đời. Từ kẻ ít nói trở thành người hay nói. Từ kẻ vô tình trở thành người biết quan tâm đến tha nhân . . . Sự thương nhớ đó khiến người ta khao khát tìm hiểu nhau và mong gặp lại bóng hình ai đó như đã in vào tâm trí từ những giây phút ban đầu gặp nhau.
Như thế đó chàng với nàng chứ không với một người thanh niên, một người thanh nữ nào khác. Như tâm tình của kẻ si tình được trao gởi qua lời hát: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Dưới nắng ban mai hay giữa trưa hè Sài gòn, có lẽ cũng có nhiều người mặc áo lụa Hà Đông, nhưng lòng kẻ si tình chỉ chợt mát vì một con người cụ thể nào đó mới mang lại cho lòng chợt mát và niềm vui cao dâng. Cho dù giữa phố Sàigòn có hàng trăm người mặc áo lụa Hà đông nhưng lòng chàng chỉ chợt mát vì chính “em” mặc áo lụa Hà đông.
Đây là một phần của tình yêu nhưng không phải là tình yêu như họ đang sống vào lúc họ sắp kết hôn.
Sự thụ hút này tạo nên sự gắn bó làm cho họ ham muốn tìm hiểu lẫn nhau, kèm theo một nhu cầu yêu mến lẫn nhau, ham muốn thực hiện một điều chung với nhau, chia sẻ cho nhau...họ có những dự định ngắn hạn, họ tìm cách làm vui lòng nhau, những kỷ vật lần lượt được trao tặng nhau như trao gởi tình yêu của mình, như biểu lộ tấm lòng khao khát làm vui lòng người yêu, nhưng giai đoạn này tình yêu vẫn mang tính vị kỷ, nghĩa là vẫn chỉ là tìm hạnh phúc cho riêng mình, cần người bạn để thỏa mãn cho sự khao khát, say sưa của bản thân nhiều hơn là lo cho người mình yêu. Điều này thể hiện qua những lời nói: “anh cần em, anh nhớ em”. Sự cần và nhớ đưa đến những buổi hẹn hò thật thơ mộng, lãng mạn và vui tươi, nhưng cũng mang lại biết bao sầu đông vì người yêu lỡ hẹn, phải một mình thẫn thờ dạo mãi quanh sân. Như Hồ Zếnh đã từng thốt lên:
"Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Để lòng buồn anh dạo mãi quanh sân.
Nhìn trên tay điếu thuốc cháy lụi dần,
Anh khẽ nói : 'Gớm ! Sao mà nhớ thế !" (chuyện ôn kỷ niệm nhân 60 măm)
Tất cả nỗi nhớ thương, sự thu hút lẫn nhau, các tình cảm nồng nàn được biểu lộ qua sự quan tâm đến đời sống của nhau làm cho hai con người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và dẫn đến một nỗi ham muốn chia sẻ đến độ không còn của anh hoặc của tôi mà của chúng ta. Tất cả trở thành tình yêu vào lúc hai người thật sự dấn thân hứa trao ban trọn vẹn cho nhau, đón nhận nhau trong viễn tượng tương lai, khi thịnh vượng cũng như lúc gian, mạnh khỏe, ốm đau. Yêu nhau là cùng dìu nhau đi đến tương lai, thế nên viễn tưởng tương lai khi yêu nhau không chỉ là ôm nhau trong vòng tay hôm nay, mà là quyết định yêu nhau mãi mãi, cùng nhau đi đến hết đoạn cuộc đời. Tình yêu chân thực luôn mang tính vĩnh cửu, không chỉ yêu nhau khi tuổi còn thanh xuân mà phải gắn bó với nhau khi tóc bạc mái đầu.
Người ta vẫn thường nói : “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở – Đời mất vui khi vẹn câu thề”. Cuộc tình vẫn còn đẹp khi còn quan tâm đến nhau, chia sẻ cho nhau và cùng nhau xây dựng hạnh phúc cho nhau, nghĩa là công việc vẫn dở dang. Họ vẫn và đang tiếp tục hy sinh cho nhau, quan tâm lo lắng cho nhau và tìm cách làm vui lòng nhau. Còn khi hai người không còn gì để giúp nhau, cho nhau thì cuộc đời lúc đó sẽ mất vui. Có biết bao cuộc tình tan vỡ vì họ không còn gì để trao cho nhau. Họ sống với nhau như một bổn phận và trách nhiệm, không còn mặn nồng để làm vui lòng nhau nên thiên đàng của tình yêu đã sớm trở thành hỏa ngục chứa đầy ghen tương, giận hờn và khổ đau. Như cha ông xưa đã nói:
Lấy vợ như nợ vào thân
Lấy chồng như đeo gông vào cổ
Bên cạnh đó, tình yêu không chỉ là hiến dâng, đón nhận nhau hôm nay, 10 năm, 20 năm mà là cả cuộc đời, nên tình yêu đòi hỏi sự chân thật và trung tín với nhau dù khi khó khăn, hiểu lầm bực bội, ngang bướng. . .Biểu lộ sự chân thật và trung tín này là việc công khai hóa tình yêu qua khế ước hôn nhân. Những lời nói yêu thương thầm kín giữa hai người phải được bầy tỏ trước mặt hai họ và xã hội. Có lẽ không ai chấp nhận những lời cầu hôn : “Anh yêu em nhưng đừng cho ai biết”, đó chỉ là sự lừa gạt, trơ trẽn. Tình yêu không có công khai hóa chỉ là những quan hệ lén lút gian dối, và bất chính. Do đó, việc kết hôn là xã hội hóa tình yêu để những ràng buộc của hôn nhân gìn giữ và bảo vệ cho tình yêu chân thật và giúp cho họ trung tín với nhau hôm nay và mãi mãi. Việc kết hôn cũng biến tình yêu thành tích cực giữa hai người biết bỏ ý riêng mình để hòa hợp với nhau trong hy sinh, nhẫn nại và tha thứ cho nhau. Nghĩa là “Yêu nhau củ ấu cũng tròn – Một trăm chỗ lệch cũng kê cho vừa”.
Qua những phân tích trên cho chúng ta thấy tình yêu nơi con người được chia thành hai loại. Tình yêu dâng hiến (Agape) và tình yêu chiếm đoạt (Eros).
Tình yêu chiếm đoạt: đó là tình yêu vị kỷ. Họ chỉ nhắm đến nhu cầu của mình mà quên mất nhu cầu của người mình yêu. Họ luôn đòi hỏi người yêu phải mang lại hạnh phúc cho mình, tìm mọi cách để khai thác người yêu như phương tiện thỏa mãn nhu cầu thể xác và tâm hồn của mình. Bất chấp luật lệ và thiếu tôn trọng người mình yêu.
Tình yêu dâng hiến là tình yêu chân thực nhất, vì cả hai đều cảm thấy một nhu cầu trao ban đến cho người mình yêu, chấp nhận sự thiệt thòi để người mình yêu được hạnh phúc. Tình yêu luôn mang chiều kích hướng đến tha nhân, lo lắng cho người mình yêu và làm tất cả những gì có thể để người mình yêu được hạnh phúc. Khi hai người quan tâm đến nhau, chia sẻ với nhau đến độ mọi vấn đề không còn là của riêng ai thì đó là một tình yêu đích thực, sẵn sàng dâng hiến cho nhau để mang lại hạnh phúc cho nhau.
                                                                                              Tạ Duy Tuyền

Cẩm nang Yêu

1.     Không nên lễ phép quá với người yêu vì sẽ giữ mãi xa cách
2.     Nam nữ bình quyền đừng bắt buộc người nữ phục tùng mình quá
3.     Cử chỉ nên tự nhiên hơn là giả tạo để lấy lòng người yêu
4.     Sự vụng về đôi khi lại quyến rũ. Trong bất cứ trường hợp nào cứ tỏ tình tự nhiên đừng dụng tâm nghiên cứu
5.     Đọc sách tình cảm để rút kinh nghiệm
6.     Luôn luôn thận trọng đối với người yêu
7.     Phải sạch sẽ, thơm gọn khi gặp người yêu
8.     Sự buồn tẻ sẽ giết chết cái lãng mạn tình tứ
9.     Không nên nói chuyện riêng tư nhiều quá
10. Nên mở đường cho người đàn ông khi phụ nữ thấy thích người đó
11. Xin hôn đừng nói nhiều
12. Cử chỉ khô khan gò bó làm trở ngại người yêu, đừng cứng rắn khi yêu
13. Người con gái tỏ ý thích người con trai đừng cho họ là không đứng đắn
14. Phải tìm cách làm người yêu mình sung sướng
15. Thuật yêu đương không nên báo trước khi tỏ tình, dù có làm cho họ giật mình
16. Khi yêu nên thành thật bộc lộ hơn là tìm cách bóng gió cho người ta biết
17. Phải khích lệ chú ý nhau để giữ tình yêu sống mãi
18. Không nên vụng về quá, phải nên học hỏi
19. Thỉnh thoảng nên mua hoa hay những món quà nhỏ tặng cho nàng
20. Tình yêu lãng mạn đều có thể có ở mọi người
                                                                                                  KNY

Thuật Yêu Đương

Yêu là thừa nhận
Người ta thường nói: " Yêu tức là thừa nhận" Nghĩa là phải biết thừa nhận cái "Con người" toàn diện của người mình yêu với tất cả tốt xấu của họ. Nếu mình cảm thấy người sắp làm bạn đời với mình có những tánh tình không phù hợp với mình. Hãy có can đảm từ khước đi lúc ban đầu.
     Thực lòng yêu người mình yêu là giúp cho họ thực hiện được cái người của họ. Giúp cho cây hoa hồng trổ hoa hồng; Cây lan trổ hoa lan...
    Yêu người nào, chẳng phải lo chiếm đoạt họ làm của riêng, bắt họ phải sống theo mình, nghĩ theo mình, cảm nhận theo mình. Mà trái lại biết nâng đỡ và giúp họ phát triển chất sống của họ một cách đầy đủ trong tình thương yêu âu yếm.


Yêu là quên mình
Cô đơn lắng hỏi trăng sao
Canh khuya lạnh ngắt sương bao mịt mùng
Trăm năm một cuộc tao phùng
Ngàn năm biết gởi tấm lòng cho ai.
                             
                                            Tao Phùng 
      Những tâm hồn ích kỷ không làm sao hiểu nổi thuật yêu đương, chỉ gồm trong câu này: Yêu là quên mình, là hy sinh, là tìm hạnh phúc cho người. Trái lại, nếu yêu là đi tìm hạnh phúc cho mình, chứ không nghĩ đến hạnh phúc của người khác, thì yêu sẽ không mua được hạnh phúc gì cho bất cứ ai. Ích kỷ là nguồn gốc của đau khổ.


Yêu là biết lắng nghe
Một nhà văn rất sành tâm lý con người đã nói: "Muốn làm vui lòng người khác, hãy nói chuyện với họ những gì họ ưa thích hay là những vấn đề gì liên quan đến họ. Hãy tránh những cuộc cãi vã và những câu chuyện không đâu, và đừng bao giờ tỏ ra là mình có lý hơn họ." Một lời khuyên rất sâu sắc!
     Bạn nên nhớ, cái mà ai cũng thích nhất, cho là quan trọng nhất trong đời mình, chính là mình. Ta sẽ không bao giờ làm chán một người thiếu nữ khi ta nói tới tánh tình của họ, sắc đẹp của họ. Cũng như ta sẽ không bao giờ làm chán một người thanh niên khi ta khuyến khích họ nói chuyện với mình về họ.
       Dù có tài nói khéo đến bậc nào, biết nghe vẫn hay hơn biết nói. Biết nghe, hoặc ít ra làm như mình thích nghe người ta nói đó là cả một nghệ thuật.


Khi Yêu xin đừng cải vã
Đối với người yêu, đừng cãi vã với nhau về những câu chuyện không đâu.
      Người thanh niên trong tình yêu, không phải đi tìm sự tranh đấu hay chiến tranh. . . . Mà là đi tìm sự hòa bình và yên ổn. Người thanh niên khó có thể yêu thương thật tình người thiếu nữ cứ mãi tranh khôn và kình chống với họ. Hạnh phúc thay cho người thiếu nữ nào dịu dàng và âu yếm!
      Không có gì làm bực lòng người thanh niên bằng gặp phải một người thiếu nữ hay gây sự! Những người thiếu nữ nào khôn lanh miệng lưỡi sẽ được người ta nể, nhưng ít được người ta thương.

                                                                  KNY

Đừng nói xấu người yêu

Có một phương pháp rất hay để làm vui lòng người yêu là đừng bao giờ nói xấu họ. Mà trái lại, chỉ nên nói tốt về họ mà thôi. Nếu may mắn họ được nghe người khác nói lại cho họ biết, thì họ sẽ lấy làm sung sướng và biết ơn mình. Trái lại, một lời nói xấu về người yêu mà bị người khác lặp lại cho họ biết, sẽ làm cho họ biến thành kẻ thù đáng sợ. Bạn nên tránh những sự chế giễu, châm biếm, đem cái dở, cái xấu của người yêu để làm cái bia, làm trò đùa cho thiên hạ.
       Đừng phê bình chỉ trích ai cả. Người thích phê bình chỉ trích là người ai cũng ghét.
                                                                                                                                                               

Đừng nói thẳng sự thật với người yêu
  Đừng bao giờ nói thẳng sự thật, một sự thật không hay, không đẹp trước mặt một người phụ nữ nào. Đó là một sự tàn nhẩn , ác độc, mà họ không bao giờ có thể tha thứ cho bạn. Người phụ nữ rất xúc cảm, dù đối với một việc  mà họ đã vui lòng tha thứ quên đi. . . . . vẫn luôn luôn còn giữ lại một vết thương trong lòng họ rất lâu phai, không dễ gì hàn gắn được. Một lời phê bình thẳng thắn, tuy đúng với sự thật, nhưng chạm đến lòng tự ái của người phụ nữ, là một mũi tên độc làm cho họ đau đớn không ngần. Suốt đời, có lẽ họ không bao giờ quên được. Đừng vịn lẽ rằng mình là người ngay thẳng, không bao giờ chịu nói sai ý tưởng mình, để "tạt" vào mặt người ta những "sự thật" mà ta không bao giờ nên nói trước mặt một ai cả. Như vậy, đâu phải là mình ngay thẳng mà tỏ ra là mình thiếu tế nhị, nếu không muốn nói là thiếu lòng nhân. Nhất là đối với người mình yêu.
                                                                                                             KNY

Khi Yêu hãy tin nhau

Yêu là phải tin nhau, đừng bao giờ tỏ vẻ ghen bóng ghen gió. Mặc dù, một đôi khi tỏ ra mình ghen một cách kín đáo, là một sự hãnh diện và vui lòng nhau. . . . Sự ghen bóng ghen gió một cách công khai sỗ sàng, là một thứ thuốc độc giết chết tình yêu một cách chắc chắn.
      Những hành động thái quá đều không nên: Quá dửng dưng không biết ghen chút nào. Tỏ vẻ ngờ vực rình mò như người ta rình mò bắt kẻ gian. Lục soát thư từ. Kiểm soát mọi hành vi, cử chỉ, đi lại. . . . của người yêu. Đều là những hành vi lăng nhục. Người mà cảm thấy đã bị mất lòng tin, họ sẽ không trung thành với mình nữa. Tỏ ý ngờ vực họ là xui họ dễ sa vào vòng tội lỗi. Khi mà người ta cảm thấy  bị ngờ vực rồi, thì không ai còn lòng dạ nào để gìn giữ lòng tin tưởng của họ đối với mình nữa. Trái lại lòng tin cậy sẽ tạo nơi người mình yêu sự tin tưởng, ta có thể nắm giữ mãi họ trong tình yêu. Và dù họ có lỡ lầm. . . . rồi họ cũng sẽ quay trở về với mình.
      Một Đại văn hào Âu Châu có nói: "Điều kiện đầu tiên của một tình yêu chân thật là dám tin tưởng nơi người mình yêu."

 

Giữ Lễ độ với người yêu
Vấn đề lễ độ là vấn đề rất quan trọng trong tình yêu. Tai hại thay, có nhiều người cư xử rất lễ phép đối với người ngoài, nhưng đối với người yêu của mình thì lại cư xử một cách tồi tệ vô lễ.
      Người ta ai cũng vậy, đều muốn được khen và sợ bị chê, nhất là đối với người mình yêu. Họ muốn được kính nể lẫn nhau, chứ nào ai lại muốn khinh rẻ lẫn nhau. Trong đời có ai là người hoàn toàn. Lòng tự ái là một lò thuốc nổ, không nên khinh thường mà châm lửa vào. Nhiều khi vì chuyện không đâu mà tình yêu tan vỡ.
      Vấn đề nói thật tánh xấu người yêu là một vấn đề quan trọng. Một người phụ nữ đã thấy được chân tướng và tật xấu của người yêu mình, có nên nói thẳng ra không? Tôi nghĩ tốt hơn là không nên. Có nhiều sự thật mà chính mình đây nhiều khi không dám tự nhận, tại sao lại có thể để cho một người khác nói thẳng ra một cách dễ dàng trắng trợn được. Mình mà đối với mình đã mất lòng tin cậy nơi mình, thì làm sao có thể thành công trên đường đời.
     Đừng làm cho người đàn ông mất lòng tự tin của họ. Không có tội lỗi nào tàn nhẫn bằng làm cho người ta tự khinh mình, tự xấu hổ với chính mình. Bất cứ là ai trên đời này phải có một ảo mộng về tài năng cũng như về đức hạnh của mình. Phải có chút ít tin tưởng nơi mình, mới có thể thành công được trên đời.Những bậc nhân tài bao giờ cũng có người khuyến khích và ủng hộ họ.
      Có nhiều người phụ nữ hay đem những sút kém của người yêu mình để so sánh và châm biếm. Người đàn ông rất kỵ khi bị đem ra so sánh với bạn bè của họ.
      Một đôi khi cũng cần làm cho người yêu của mình sáng mắt ra, nhưng phải dè dặt khéo léo. Những vết thương do lòng tự ái gây ra là những vết thương độc, nhiều khi nó giết chết ngay tình yêu.
      Đừng trách cứ, khích bác những cuộc giải trí vui chơi lành mạnh của người yêu. Phải cố gắng để tìm hiểu cái hay trong những cuộc vui chơi giải trí đó, và nếu có thể được hãy cùng chia sẻ với họ. Nếu mình không biết vui thích những cái vui thích của người yêu mình, thì đừng có trách vì sao họ lại bỏ rơi mình mà chạy theo bạn bè cùng một sở thích với họ.
      Tóm lại, muốn đừng chán nhau thì điều quan trọng là trong chỗ thân mật của tình yêu vẫn nên giữ lịch sự lễ độ như hồi mới gặp gỡ. Đối với những người có giáo dục, sự nhã nhặn đâu phải nghịch với sự tự nhiên. Hay nói một cách khác, tự nhiên không có nghĩa là sỗ sàng vô lễ. Người ta rất có thể hết sức thành thật mà không cần phải dùng đến những lời lẽ thô lỗ.
 
                                                                                                     KNY

Môn Đăng Hộ Đối

  Môn là cửa, đăng là đèn, hộ là gia thế. Như vậy môn đăng hộ đối là sự cân đối đồng đều giữa hai họ đàng trai, đàng gái về các mặt: Nhà cửa, tiền bạc, gia thế, tầng lớp, học vấn. Vấn đề này chỉ được đặt ra ở các gia đình quyền thế, giàu sang, trí thức. Cũng như vấn đề giai cấp, những người thuộc tầng lớp này, luôn luôn chú trọng việc môn đăng hộ đối khi họ tính việc cưới gả cho con. Đây cũng là một sự hào nhoáng bề ngoài của các ông bà thủ cựu thích nở mày nở mặt. Họ thường nghĩ ta đây chọn đúng nơi đúng chỗ xứng đáng với danh giá nhà mình. Nhưng than ôi! Cũng vì cái sự nở mặt nở mày của các ông bà đối với bà con xóm giềng, mà đôi khi phải dở khóc dở cười. Sáng mắt ra thì đã muộn, như chim đã vào lồng như cá ngậm mồi câu, vì đã vớ phải một chú rể hay nàng dâu không ra gì! Thật vậy, vì họ quá chú trọng danh giá bề ngoài mà quên đi những điều kiện cơ bản cần thiết phải có ở một chàng trai sẽ là người chồng, người cha, hay người thiếu nữ sẽ là người vợ, người mẹ trong tương lai.
          Trong đời sống thực tế chúng ta đã chứng kiến nhiều, vì vậy theo tôi chúng ta không nên đặt nặng vấn đề giai cấp và môn đăng hộ đối, mà phải đặt nó vào hàng thứ yếu. Có càng tốt, không có cũng không sao. Chúng ta nên chú trọng đến bản chất thành thật, tính nết tốt đẹp, tâm hồn thanh cao, khả năng sẵn có, trình độ đã đạt của người đó mà tính chuyện lâu dài.
                                                                               
Tình yêu và sự phân biệt giai cấp
Chúng ta không nên đặt nặng vấn đề giai cấp mà chỉ nên xếp nó vào hàng thứ yếu. Vì trong tình yêu, vấn đề này không đóng góp được điều gì thực sự giúp đỡ cho  hai người yêu nhau. Nó chỉ là một vẻ hào nhoáng bên ngoài, một lớp áo đôi khi dùng để che đậy những thói hư nết xấu của một con người, mà trong tình yêu chúng ta chỉ nên đặt nặng giá trị thật, bản chất tốt đẹp thật sự của người mà chúng ta yêu.
      Đã có bao nhiêu cuộc tình duyên đã bị tan vỡ do bởi tư tưởng đặt nặng vấn đề giai cấp? Xin được trả lời rất nhiều, có rất nhiều. Vì tư tưởng này đã có hằng bao nhiêu thế kỷ, cho đến nay vẫn còn không ít trong nhiều người. Không riêng gì xã hội của chúng ta, mà tại nhiều nước khác trên thế giới kể cả phương tây, vẫn còn nhiều chuyện tình bị đả phá, bị ngăn trở, bởi những quan niệm lạc hậu đặt nặng vấn đề giai cấp như các chuyện tình chúng ta biết: Love Story. Annakarenina. . . .Toàn những chuyện tình bi thảm, đau thương đầy nước mắt, đôi khi còn phải trả giá bằng cái chết. Nhưng nếu chúng ta gạt bỏ vấn đề giai cấp, thì chúng ta thấy có nhiều chuyện tình rất thơ mộng như: Công Chúa Nhật Sayako kết hôn với chàng trai nghèo Yoshiki Kuroda. Hoàng tử William của nước Anh quen bạn gái là một Sinh viên bình thường Kate Middleton. Công chúa Thụy Điển Victoria và chàng trai chủ phòng tập thể dục Daniel Westling. . . .
      Vì vậy chúng ta không nên tạo hố sâu ngăn cách vì vấn đề giai cấp, mà nên san bằng để tình yêu dễ nảy nở gần gũi nhau hơn.
                                                                                 KNY

Nếu Người yêu mình khô khan tình cảm?

  Một người thiếu nữ có nhiều tình cảm hoặc ít tình cảm, theo tôi nghĩ không có mẫu người nào có thể sống hạnh phúc với một người đàn ông có tính tình khô khan lạnh nhạt.
          Người ta sống ở đời cần phải có tình cảm, ít nhất là tình cảm của một con người đối với một con người. Từ cơ sở tình cảm con người đó, chúng mới nẩy sinh ra muôn sắc muôn ngàn tình cảm khác. Có tình cảm chúng ta mới rung động, mới say mê. Từ say mê mới làm đời sống của chúng ta phong phú hơn, yêu mến nhiều hơn, chia sẻ phục vụ nhiều hơn. Ở đây chúng ta chỉ đề cập khía cạnh tình yêu. Một người khô khan không tình cảm thì làm gì nẩy sinh tình yêu được, cho dù có tình yêu mà tính tình người đó lạnh nhạt thì làm gì nuôi dưỡng nổi hạnh phúc lâu dài.
          Người đàn ông khô khan tình cảm dễ đi đến tàn bạo, kèm theo tính lạnh nhạt thì thường lầm lì ít nói, đời sống ích kỷ, thờ ơ trước mọi chuyện chỉ biết sống cho riêng mình. Một mẫu người đàn ông như vậy thì liệu người thiếu nữ dạt dào tình cảm chung sống có hạnh phúc không?
          Ngược lại một người thiếu nữ có những tính tình như trên, thì liệu có người đàn ông nào chung sống nổi không? Vì vậy theo tôi, một trong những tính xấu giết chết tình yêu và làm tiêu tan hạnh phúc gia đình nhanh nhất, có lẽ là khô khan lạnh nhạt, nó bắt nguồn cho các thói hư nết xấu khác. Các bạn thử hình dung ra một gia đình trước khi lấy nhau hai người yêu nhau nồng thắm, nhưng từ lúc cưới nhau rồi chẳng hiểu vì lý do gì, trong đời sống hằng ngày họ không còn những buổi nói chuyện trao đổi công việc, sinh hoạt đời sống trong các bữa ăn. Họ không còn đưa nhau đi dạo mát, mua sắm, vui chơi, giải trí những ngày cuối tuần. Họ không còn đi thăm cha mẹ, anh em, bà con, bạn bè. . . Họ không còn thích âu yếm nhau, kể chuyện vui cho nhau nghe, đời sống sinh lý họ cũng không màng đến như cảnh: “ Đêm xuân một giấc mơ màng, đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ.” Gặp cảnh đó, một trong hai người sẽ thấy buồn chán, cô đơn, tủi hận cho duyên số bẽ bàng khi thấy các cặp vợ chồng khác họ sống hạnh phúc, vui vẻ biết bao! Trong tình cảnh cô đơn đó chàng hay nàng đi tìm tình riêng tâm sự (dễ ngoại tình). Hoặc buồn chán quá, ông đi uống rượu tiêu sầu, còn bà canh bạc thâu đêm.
Những cảnh trên cho chúng ta thấy một gia đình sắp tan nát nếu không biết dừng lại. Vì vậy khi tính chuyện vuông tròn chúng ta không nên bỏ qua vấn đề tình cảm, tính nết. Các bạn muốn thử biết tác dụng ra sao, hãy thử khô khan lạnh nhạt với bạn gái, người yêu mình một hai tháng sẽ thấy kết quả ngay. Ngược lại người có nhiều tình cảm quá chắc chắn sẽ mang lại nhiều rắc rối cho cả hai.
                                                                                                       KNY

Có nên chọn người yêu mê cờ bạc, rượu chè?

Đối với những gia đình có người chồng đam mê chỉ cần một thứ trong tứ đổ tường, hoặc người vợ ham mê đánh đề, tứ sắc. . . Chúng ta thấy gia đình đó đã xuống cấp trong tất cả mọi mặt của đời sống tinh thần lẫn vật chất. Đây là những ham mê làm cho tan cửa nát nhà mà xã hội không chấp nhận.
          Chúng ta dễ nhận thấy, khi một người nào đã đam mê cờ bạc, rượu chè, trai gái, chích choác, là suốt ngày đêm họ chỉ mãi mê với những thú vui trụy lạc. Tư tưởng của họ bị một màn mây mù che khuất không còn nhận chân đời sống chân thiện mỹ. Không tìm được hướng đi của mình và không còn biết lý tưởng sống để làm gì. Từ đó họ dễ dàng trở nên gian dối, ích kỷ, tham lam và sa vào con đường tội ác, bất chính. Họ không còn quan tâm đến những người chung quanh, sống không có trách nhiệm với gia đình, cha mẹ, anh chị em, họ không màng đến việc chăm sóc vợ chồng, dạy dỗ con cái. Tâm trí, thời giờ, tiền bạc, họ dồn hết cho những thú vui đó. Không tập trung cho công việc làm ăn, họ sinh ra bê trễ, thất tín. Tiền bạc thiếu hụt, nợ nần khắp nơi, họ bán dần tài sản. Từ đây nếu họ không thức tỉnh từ bỏ những đam mê đó, họ rất dễ sa vào con đường tội ác, bất lương.
          Vì vậy khi chọn người bạn trăm năm, các bạn nên lưu ý những vấn đề trên để tránh cho gia đình sau này không được hạnh phúc. Hối tiếc thì cũng muộn màng.

Có nên chuẩn bị trước khi Thành hôn

Hôn nhân là một vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của một con người. Sống đạo đức hoặc tội lổi, làm việc thành công hay thất bại, nâng cao văn hoá tư duy hoặc sống dốt nát lạc hậu và đời sống gia đình có hạnh phúc hay là địa ngục, đau khổ. . . . Tất cả đều do sự chi phối của đời sống hôn nhân xuyên suốt gần 2/3 cuộc đời của mỗi người chúng ta.
          Khi bạn đi du lịch xa, đi thi, thuyết trình, tổ chức một buổi lễ, khởi công một công trình. . . Chúng ta đều dành ra một thời gian chuẩn bị để mong đạt được kết quả như ý muốn. Vậy hôn nhân là vấn đề quan trọng cả một đời người, tại sao chúng ta không dành ra một thời gian dài để chuẩn bị cho chu đáo và thành đạt như ý muốn. Sau đây chúng ta đi sâu vào từng phần của vấn đề cần chuẩn bị hôn nhân như thế nào?
Quan sát: Chúng ta cần để ý các diễn biến trong gia đình chúng ta, xa hơn là hàng xóm và bạn bè, xem gia đình đó đang sống hạnh phúc hoặc tan vỡ tình yêu.
Tôi xin đơn cử một trường hợp đang tan vỡ hạnh phúc gia đình. Anh Huyền 27 tuổi, chị Sắc 26 tuổi, nhà họ ở gần nhau. Tuổi của họ có thể coi là đã chín chắn trưởng thành, họ có điều kiện thuận lợi là gần nhà nhau nên dễ dàng tìm hiểu, cùng một tôn giáo, cùng một nguyên quán nên dễ hiểu nhau trong phong tục tập quán, giai cấp như nhau. Trình độ văn hoá chồng cấp 3, vợ cấp 2. Sau 6 năm chung sống họ có một gái một trai. Thoạt nhìn các điểm trên, chúng ta thấy không có gì trở ngại cho một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Nhưng không như chúng ta nghĩ, hiện nay trong sinh hoạt họ không muốn nói chuyện với nhau. Thỉnh thoảng xảy ra chửi mắng và đánh nhau. Người chồng chỉ muốn xa lánh người vợ. Nguyên nhân do đâu mà nên nỗi?
Theo tôi biết, tuy hai người đã có thời gian quen nhau trên một năm, nhưng thời gian đó họ không thực sự chú tâm tìm hiểu các vấn đề cần thiết cho đời sống hôn nhân lâu dài sau này. Thời gian quen nhau, họ chủ yếu hẹn hò đi chơi, những câu chuyện họ trao đổi chỉ đùa vui trên mây trên gió chẳng có chủ đề rỏ rang. Kế đến họ không dành thời gian cho việc chuẩn bị hôn nhân như học hỏi, đọc sách để nâng cao hiểu biết. Tuổi tác gần bằng nhau nên sau một thời gian chung sống làm việc cực nhọc, sinh con, người vợ nhan sắc tàn phai, khuôn mặt già hơn người chồng, khiến người chồng không còn thích như  xưa nữa. Tánh tình hai vợ chồng có nhiều điểm xung khắc nhau nhưng họ không biết tự kiềm chế. Chồng thì nóng nảy, cộc cằn, thô bạo. Vợ thì lì lợm, ngang bướng, nói dai. Hai vợ chồng đều không có một nghề nghiệp nào chuyên nghiệp. Kinh tế không ổn định (một nguyên nhân quan trọng). Trước khi kết hôn, người chồng có quen nhiều bạn gái và bị vài người dứt tình. Sau cùng kết hôn có thể là chuyện ngoài ý muốn của người chồng vì họ đã sống thử, đến khi phát hiện có thai mới tiến hành kết hôn.
Ngoài những điểm nêu trên của anh Huyền chị Sắc, còn nhiều đôi vợ chồng sớm tan rã vì tình yêu của họ quá bồng bột (hăng hái sôi nổi lúc đầu), không có sự chuẩn bị và dựa trên nền tảng vửng chắc nào cả. Họ có thể yêu nhau sau một tiếng sét ái tình trong lần gặp gở đầu tiên. Họ cảm nhau vì khuôn mặt dễ mến, giọng nói nghe êm tai. Vì cô ấy có đôi mắt bồ câu, có má lúm đồng tiền. . . . Đến khi chung sống với nhau , họ mới thấy những điều này là vô bổ vì còn biết bao điều quan trọng hơn nhiều, mà người yêu của mình không có.
         Hoặc cũng có ít người vì tham vọng (Ham muốn các điều trên khả năng của mình), Lấy người ta vì vụ lợi, đến khi không còn đáp ứng được nhu cầu nữa thì "rút sào sang sông".

Nhận Xét: Qua các điều nói trên, đã đưa chúng ta đến nhận xét về sự quan trọng của hôn nhân ảnh hưởng đến cuộc đời chúng ta như thế nào.
        Việc xây dựng hạnh phúc gia đình chúng ta tạm ví như một ngôi nhà, rõ ràng là cần sự nổ lực của cả người vợ và người chồng để giữ gìn hạnh phúc chung. Mỗi người đều ra sức thể hiện khả năng và sự khéo léo của mình trong cuộc sống để bù đắp cho những bất toàn của nhau, do sự khác biệt giới tính. Dần dần tiến đến mức nếu thiếu nhau, người kia cảm thấy thiếu vắng không có gì bù đắp được và bứt rứt chẳng làm gì được. Dù đó là người chồng hay người vợ.
      Để cùng nhau cộng tác mọi việc trong đời sống, thực hiện trọn vẹn mọi chương trình, như kế hoạch như sinh con, nuôi con ăn học nên người, hướng nghiệp cho con , tiếp nối các công việc sản xuất, kinh doanh, thí nghiệm, nghiên cứu các công trình mà cha hoặc mẹ còn làm dang dở vào lúc cuối đời. Như vậy nếu như danh từ hai vợ chồng thường dùng "Nhà tôi", chỉ cần tách đôi căn nhà ra một nửa, chúng ta dễ dàng nhận thấy căn nhà không còn là nơi bảo đảm cho cho mọi sinh hoạt, không còn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một kiến trúc. Vì vậy hai người cần sống chung với nhau đến hết cuộc đời, nhất là để nuôi dưỡng giáo dục con cái đến nơi đến chốn, vì một đứa trẻ thiếu cha hoặc mẹ là một sự thiệt thòi rất lớn. Đứa con là kết tinh tình yêu giữa hai người. Sinh con ra chưa phải là thể hiện đầy đủ nhiệm vụ làm cha mẹ, mà còn phải nuôi dưỡng và giáo dục con đến khi khôn lớn.
       Nuôi dưỡng con là lo cho con phát triển đầy đủ về thể chất, không được thiếu và có khuyết tật các phần trên cơ thể đến khi con khôn lớn. Giáo dục cho con có được nhân cách gồm trí tuệ, tài năng và đạo đức. Ba điều này đúc kết thành tâm hồn của đứa trẻ. Ta có thể nói sinh con chia làm hai lần theo nghĩa:
  • Sinh con lần thứ nhất: Sinh ra cơ thể (chưa có nhân cách)
  • Sinh con lần thứ hai: Khi con đã thực sự trưởng thành và đã có nhân cách.
Có như vậy , khi đứa con vào đời mới hữu ích cho xã hội.
Thực hiện: Chúng ta đã quan sát các trường hợp gia đình hạnh phúc cũng như đau khổ. Chúng ta cũng có những nhận xét từ các tình huống đã thấy và nghe. Sau cùng chúng ta đi tới chọn lựa là cần phải làm gì để chuẩn bị cho hôn nhân. Vì nếu chúng ta không làm mà chỉ có quan sát và nhận xét thôi cũng chẳng đem lại lợi ích cho chúng ta được gì.
        Điều cần làm trước nhất có lẽ là phải học. Học văn hóa, học chuyên ngành, học các kiến thức khoa học phổ thông. Số kiến thức đa dạng đó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong thời gian tìm hiểu cũng như sau khi đã có gia đình. Kế đến nếu chúng ta đã có người yêu, chúng ta cần tìm hiểu người yêu của mình có phương pháp khoa học. Chúng ta không để tình yêu dẩn dắt làm lu mờ lý trí. Chúng ta tìm hiểu người yêu về nhiều phương diện và ở nhiều môi trường khác nhau, trong đó tìm hiểu ở nhà người mình yêu là rỏ nét nhất.
       Muốn làm được những điều trên, chúng ta cũng nên học hỏi thêm về các vấn đề liên quan đến hôn nhân như: Tâm lý nam nữ, sinh lý học, đạo đức, dưỡng nhi, giáo dục trẻ em, luật hôn nhân. v . v . . . Các bạn có thể ghi danh học các lớp chuẩn bị hôn nhân (Nam nữ chỉ cần đủ 18 tuổi, chẳng phân biệt gì cả, học phí  khoảng chừng 3 tô phở). Ngoài ra bạn nên đọc thêm sách báo, trên mạng, và khi đàm thoại với những người đã từng yêu, có gia đình. Các bạn cũng nên chuẩn bị một sức khỏe tốt (không cần như vận động viên đâu). Sau khi lập gia đình rồi, bạn cũng nên tiếp tục nghiên cứu thêm về hôn nhân nhằm biết thêm những điều mới và nuôi dưỡng tình yêu luôn bền vững.
Chúc các bạn thành công.

Quan niệm Tình yêu của Nam và Nữ

Tình yêu của người phụ nữ thường là chung thuỷ, họ yêu vì sự kính phục, tôn quý, ân tình và dựa trên tình cảm. Những yếu tố bền vững nhất trong tình cảm con người.
Nơi người đàn ông trái lại, đa số ái tình thiên về sắc dục. Lửa tình của họ bừng lên, hạ xuống hoặc tắt đi đều do nhan sắc của người phụ nữ tuỳ theo lúc thay đổi. Nhưng người phụ nữ đâu có biết như vậy, họ cảm thấy được yêu và tưởng được yêu từ thể xác tới tinh thần.
Tóm lại, các thiếu nữ cần phải thận trọng trong khi giao tiếp với phái nam và nhớ kỹ điều này: “ Người đàn ông yêu người phụ nữ khó chinh phục nhiều hơn là người phụ nữ dễ dãi với họ, vì thế họ yêu người phụ nữ họ chưa có hơn là người đã thuộc về họ. Họ yêu vị hôn thê hơn là người vợ đã cưới.”
Các bạn nam cũng nên lưu ý điều này: Người phụ nữ thường cực đoan, họ có thể cao thượng hơn người đàn ông hoặc hèn hạ hơn người đàn ông. Người phụ nữ mà hèn thì sự hèn hạ của họ không có người đàn ông nào hèn bằng. Trái lại nếu họ thanh cao, người đàn ông cũng không sao theo kịp.

Tìm hiểu trước khi quyết định Thành Hôn

Thời kỳ này là thời gian tìm hiểu nhau thật sâu sắc, đó là thời gian trầm tĩnh suy nghĩ để xem mình có sai lầm do những tình cảm ban đầu làm cho mình mù quáng chỉ thấy cái vỏ bên ngoài hoặc do người yêu khéo léo che dấu, gạt gẫm mình. Trong khi yêu thương nhau vì chưa đạt được ý muốn, người con trai hay người con gái cố che dấu chân tướng mình bằng cách chiều chuộng giả dối. Không hiểu có ích lợi gì khi họ lừa bịp nhau, để lúc đã thành vợ chồng phải sống chán chường bên nhau, phải chịu đựng đau khổ với nhau suốt đời.
Khi thời gian thành hôn đã cận kề, tất cả những gì dối trá sẽ chường ra bộ mặt thật, những nước sơn bóng loáng bên ngoài sẽ nứt rạn và người ta sẽ thấy sự thật phơi bày. Vì vậy hai người cần phải thành thật để cho đôi bên biết rõ những tốt xấu, hay dở để tìm cách dung hợp nhau.
Hiểu nhau và tìm hiểu nhau đâu phải là dễ. . . . Người ta cố lừa bịp nhau và bởi người ta quá yêu nhau, nên người ta chiều chuộng nhau mà thành lừa dối lúc nào không hay.Chúng ta nên hết sức thành thật với nhau, và nếu thấy không thể hoà hợp được, tính khí quá khác nhau, sở thích trái ngược nhau, tư tưởng tập quán xung đột nhau. Thì hãy có can đảm chấm dứt mối tình đó, dù có đau lòng đến mức nào, để sau này khỏi có làm khổ cho nhau suốt đời. Thà đau đớn một lần để mỗi người còn thênh thang tìm con đường hạnh phúc mình nơi khác, còn hơn do dự, yếu đuối để rồi kéo lê thê một cuộc đời triền miên đau khổ cho cả hai người, và luôn cả những đứa con vô tội sau này.
Vì vậy trong những khi gặp mặt nhau, không nên để mất thời gian trong những câu chuyện tình tự yêu đương nhãm nhí. Hãy trao đổi ý tưởng của đôi bên về tất cả những gì liên quan hôn nhân một cách thẳng thắn thật thà. Như về nhân sinh quan, con cái, giáo dục con cái, nơi ăn ở sau khi thành hôn. . . . Xem có điểm quan trọng nào bất đồng không. Hãy quan sát một cách sâu sắc hơn về gia đình, cha mẹ, anh chị em, bè bạn của vị hôn phu hay vị hôn thê mình, để đánh giá cho thật đúng giá trị cá nhân và và xã hội của người mình yêu. Bạn nên nhớ luôn luôn điều quan trọng này: Người yêu mình sẽ là bạn trăm năm của mình, người bạn mà mình phải chịu đựng suốt đời chứ không phải một hai ba tháng.
         Nếu đây không phải là điều quan trọng suốt cuộc đời, người ta không nói: “ Hãy cầu nguyện một lần trước khi ra trận, phải cầu nguyện hai lần trước khi đi biển, và cầu nguyện ba lần trước khi kết hôn”.
         
Có một vấn đề không kém quan trọng, người thiếu nữ hay người thanh niên lấy vợ lấy chồng không chỉ lấy người mình yêu, mà còn cưới cả gia đình bên vợ hay bên chồng nữa. Sự hoà khí của gia đình bên chồng hay bên vợ đối với ta rất quan trọng.
Hai bên cũng cần đem vấn đề độc lập về vật chất cũng như tinh thần ra bàn cho rỏ ràng. Ngày thành hôn phải là ngày gần như hoàn toàn độc lập về vật chất lẫn tinh thần đối với ảnh hưởng của gia đình hai bên. Độc lập về vật chất là hoàn toàn độc lập về kinh tế, sống riêng không còn nhờ vào cha mẹ nữa. Chỉ có độc lập về kinh tế thì mới có độc lập về tinh thần. Độc lập tinh thần không có nghĩa là bất chấp gia đình của mình nữa, mà là không lệ thuộc một cách hoàn toàn như lúc còn ở với cha mẹ, mỗi việc gì đều phải thưa gởi và hỏi ý kiến. Có nhiều người phụ nữ có chồng rồi mà việc gì cũng chạy về hỏi ý kiến mẹ. Cũng như người đàn ông có vợ rồi mà không dám quyết định cái gì mà không hỏi mẹ mình. Hình ảnh cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ lảng vảng trong gia đình mới này thật là nặng nề và gây nhiều ác cảm cho con dâu và chàng rể. Cha mẹ đôi bên nên hiểu mà buông tha cho con mình cái vòng kiềm toả của mình vào ngày mà mình đả cho chúng ra riêng. Đôi khi sự quá lo lắng của cha mẹ rất có thể làm cho con cái xa lánh. Trái lại với sự khôn ngoan, độ lượng, đừng nhìn đôi trẻ tỉ mỉ, lo lắng nhưng đừng để cho họ thấy cái ảnh hưởng nặng nè của cha mẹ đè trên đời sống tự do của đôi vợ chồng. Họ sẽ vẫn yêu thương cha mẹ và khi nào họ cầu cứu đến, bấy giờ cha mẹ sẽ can thiệp đến.
Người phụ nữ đối với chồng, đừng để cho chồng thấy mình còn lệ thuộc cha mẹ. Nhất là người đàn ông đừng để cho vợ thấy mình là một đứa trẻ thơ, muôn sự đều nhờ cha mẹ quyết định. Có thể nói một điều phần lớn sau khi kết hôn mà đem vợ về ở chung với mẹ chồng là tai hại nhất cho hạnh phúc của hai người sau này.
                                                                        KNY

Khát vọng của người Phụ Nữ

“Sự khó khăn nhất trong tình vợ chồng, là mỗi bên đòi hỏi công khai những điều mà trong thâm tâm mình không muốn, nhưng trong thâm tâm mình lại muốn những điều mà mình không dám đòi hỏi công khai”
          Trong hôn nhân, người ta bắt buộc dung hoà những điều khó thể dung hoà ít khi thấy thực hiện nơi người phụ nữ. Đối với đàn ông, người vợ hoàn toàn phải là một người phụ nữ “muôn mặt”. Nghĩa là một người phụ nữ có thể trả lời những câu hỏi mâu thuẫn của họ. Phải vừa làm một người nội trợ đãm đương, nghiêm trang đứng đắn, vừa làm  một người phụ nữ có những nghệ thuật gợi tình và biết làm vui lòng họ theo cách lẳng lơ. Nghĩa là vừa biết giúp ích cho chồng, mà cũng biết cách làm vui lòng chồng.
          Người phụ nữ ngày nay đòi hỏi nhiều quyền như nam nữ bình quyền trên mọi phương diện, tự do. . . . Thật ra họ đòi hỏi như  vậy vì người đàn ông quá ích kỷ, đã biến họ thành nô tỳ hồi nào không hay. Trong thực tế người phụ nữ chỉ khao khát có một điều rất đơn giản: Được yêu thương, được thông cảm, được hiểu biết. Cái đau khổ nhất của người phụ nữ là không có ai hiểu được lòng mình. Không có gì làm cho người phụ nữ hạnh phúc cho bằng có một người yêu, người chồng tri kỷ. Nghĩa là hiểu biết lòng mình mà không cần phải bày tỏ. Người chồng lý tưởng của họ là người biết tìm hiểu họ, tự đoán mà hiểu họ chứ không đợi họ phải nói ra. Được như vậy dù có chết họ vẫn vui lòng. Họ muốn chính người yêu của họ an ủi họ khi cần được an ủi, khuyên lơn khích lệ khi họ phân vân, tỏ ra biết ơn họ đối với những hy sinh đau khổ của họ. Một tiếng khen ngợi, một lời cám ơn chân thành. Bất cứ một cử chỉ nào tỏ ra là người đàn ông hiểu biết họ, là một nguồn vui sướng vô cùng đối với họ.
Trái lại cũng một lời khen tặng, một lời cám ơn, một món quà tặng nhưng không phải do tự ý mình làm mà do một sự cầu mong thì đối với người phụ nữ những hành vi ấy không còn giá trị gì nữa. Nhưng mà than ôi! Có gì ảo vọng bằng, người phụ nữ có linh cảm và trực giác hơn người đàn ông nhiều. Khác với  tâm hồn người đàn ông đơn giản kém tế nhị làm sao hiểu nổi tâm hồn sâu kín, tinh tế của người phụ nữ. Nếu người phụ nữ không nói ra người đàn ông không sao hiểu biết được. Chúng ta nên biết rằng người phụ nữ chín chắn mà có tình yêu chân thật và sâu sắc lại là những người có một tâm hồn hết sức kín đáo trong cách tỏ tình. Người hay bộc lộ tình cảm của mình cho người đàn ông , thường là những tình yêu nông nỗi không thành thật. Có những người phụ nữ chín chắn khi chưa yêu thì đối đãi với người đàn ông rất tự nhiên thân mật, nhưng đến khi cảm thấy yêu người đó họ liền đổi thái độ thờ ơ lạnh nhạt. Tình yêu sâu đậm thường làm người phụ nữ e lệ, đây chính là khía cạnh đặc biệt nhất của người phụ nữ phương đông. Sự lạnh nhạt bất thường ấy của người phụ nữ, nếu ai tinh ý mới nhận thấy rõ đó là tình yêu chân thật chớm nở, không phải là họ tự dối lòng nhưng vì bản tánh của một số người là như thế, phải có cặp mắt tinh tế mới nhận thấy tấm lòng sâu kín của họ. Sự không hiểu biết của người đàn ông đối với những khát vọng thầm kín của người phụ nữ là những thảm kịch bi đát nhất của người phụ nữ. Có thể họ không hiểu được tiếng khóc, tiếng cười, cử chỉ lạnh lùng của người phụ nữ, thực tâm họ đôi khi vì không hiểu nên có những hành động, lời nói không đúng. Nên rất cần sự thông cảm của người phụ nữ.
                                                                          KNY

Khát vọng thầm kín người đàn ông

Những người đàn ông vì không biết tâm lý phụ nữ, cho rằng những cử chỉ lạnh nhạt của người phụ nữ là chứng tỏ tình tình yêu của họ vơi đi. Do sự hiểu lầm đó họ đem tình yêu giao phó cho những người phụ nữ biết gãi đúng chổ ngứa của họ, những phụ nữ bộc lộ tình yêu sỗ sàng, nhí nhảnh đong đưa mà họ cho là âu yếm thật thà.
        Sự không hiểu nhau giữa người đàn ông và người phụ nữ hằng ngày sống bên nhau là tấn thảm kịch thiên thu. Cả hai bên khi cảm thấy không ai hiểu ai nên thường cô đơn trống vắng làm sao!! Đối với người phụ nữ khi cảm thấy cô đơn vì không có sự thấu hiểu thông cảm của người chồng thì chỉ khóc lóc, hờn dỗi, tuyệt vọng, thối chí rồi an phận là cùng. Nhưng người đàn ông mà cảm thấy cô đơn sẽ nhẫn nại không nói ra, nhưng rồi sẽ bỏ bê gia đình tìm một nơi an ủi khác. Như thế nguy hiểm vô cùng, vì vậy người phụ nữ phải quan sát kỷ và tìm hiểu đâu là khát vọng của người đàn ông mà giữ gìn hạnh phúc.
        Thích ăn ngon: Người đàn ông nào cũng thích ăn ngon, không phải ngẫu nhiên mà các cuộc bàn bạc ký kết hợp đồng, hiệp ước, những việc vui mừng đều được tổ chức tại bàn ăn. Bạn chè chén là bạn tâm tình khắn khít nhất. Khi được ăn ngon người đàn ông sẽ tỏ ra rất dễ chịu, vì vậy nắm tâm lý này các cô nên xin một việc gì sau khi đã cho các ông ăn ngon và no.
       Thích sự thanh lịch: Họ rất thích người yêu, người vợ của họ trang điểm ăn mặc đẹp, họ thích và hảnh diện khi đi bên cạnh người phụ nữ đẹp mỹ miều. Tuỳ theo ý thích của người chồng, người yêu mà trang điểm cho hợp ý họ, đừng quá cầu kỳ làm họ bực mình. Có nhiều ông chê bai người này người nọ ăn mặc se sua màu mè nhưng đừng tin lời họ, trong thâm tâm họ vẫn thích đẹp, trang nhã, hợp mode.
        Thích được tán thành và khích lệ: Người đàn ông nào cũng thích được người phụ nữ tán thành phụ hoạ họ, tin tưởng và luôn luôn vui vẻ cùng khuyến khích họ làm việc. Bạn nên biết rằng phần nhiều người phụ nữ thích người đàn ông trang nghiêm, có dáng điệu trầm ngâm buồn buồn, hơn những người có tánh tình vui vẻ, bô lô bô la hay hí hởn đùa cợt. Người đàn ông trái lại thích những người phụ nữ vui vẻ luôn có nụ cười duyên. Họ không thích những người phụ nữ quá nghiêm nghị, luôn luôn mặt ủ mày châu. Biết mỉm cười là cả một nghệ thuật để ràng buộc tình yêu của người đàn ông.
        Người đàn ông trong cuộc sống hằng ngày đã phải vật lộn mưu sinh, ê chề vất vã với xã hội bên ngoài, khi bước về nhà, họ khao khát nhìn thấy nét mặt hân hoan tươi cười đầy âu yếm chào đón họ. Không có gì bực dọc cho bằng người đàn ông thấy một khuôn mặt rủ rượi lạnh lùng. Họ muốn được thấy người phụ nữ luôn luôn vui vẻ tươi cười dù là vui gượng. Sự vui vẻ của người phụ nữ là một khuyến khích mà người đàn ông rất cần để thêm hăng hái trong công việc lo chén cơm manh áo cho gia đình. Người phụ nữ cũng nên biết khuyến khích  động viên họ như là một động lực thúc đẩy họ làm việc. Tuy bề ngoài họ tỏ ra không thích, nhưng trong thâm tâm họ vẫn thích người nào biết thúc đẩy họ ham hoạt động công việc. 

Họ thích giúp đỡ
Những bà vợ đảm đương nắm tất cả quyền hành trong nhà như một bà chúa, chắc chắn sẽ không được ông chồng “yêu cưng”  vì bà đã chạm đến “tâm cảm tự ty” của người đàn ông rồi. Người đàn ông họ phách lắm nên họ bạc lắm! Sự đời có những éo le như vậy.
          Phần quan trọng trong thuật yêu đương cũng căn cứ vào yếu tố sau đây: Muốn được người đàn ông yêu mình đừng bao giờ tỏ ra là mình không cần đến họ, nếu có cơ hội thuận tiện hãy luôn luôn tỏ ra mình là người biết ơn họ, là người yếu đuối vụng về cần đến sự che chở hướng dẫn của họ. Người đàn ông thích thi ân, người đàn bà thích thọ ân là đôi vợ chồng yêu nhau tha thiết nhất, vì đó là giới tính của họ đã được thoả mãn đầy đủ. Tôi không ủng hộ thuyết “chồng chúa vợ tôi” nhưng nếp sống gia đình ông bà ta thời xưa thật ra cũng có lý do chính đáng của nó.
          Trong lớp học bạn gái nào học yếu hay nhờ cậy bạn trai chỉ hoặc làm bài giúp lại được thương và đôi khi được yêu nhiều hơn các cô học giỏi, vì người con trai thích thi ân, chỉ dẫn và rất hãnh diện có người nhờ cậy mình.
          Người đàn ông tìm vợ để làm một người bạn tâm phúc, còn người phụ nữ tìm nơi người chồng một người bạn để cố vấn, dìu dắt, chỉ bảo họ. Người cố vấn mà có tài, tức là người có óc phê bình nhận xét hay. Còn người tâm phúc đáng tin cậy là người biết giữ vai trò thụ động, luôn tán thành và khích lệ họ. Người vợ lý tưởng là người bạn luôn luôn là tiếng vọng của họ, luôn luôn tin tưởng nơi họ. Vì vậy lúc nhỏ họ thích chị em gái hơn anh em trai. Khi ra đời họ thích cộng sự với những nhân viên chỉ biết thừa hành theo ý định của họ, hơn là những người thông minh dám phê bình hay chống đối lại họ. Vậy thì khi lập gia đình làm sao họ có thể làm khác được, mà không mong mỏi có được một người vợ “Phu xướng phụ tuỳ”. Người phụ nữ nào mà ưa chỉ trích chồng mình thì chắc chắn sẽ không được chồng yêu thương như ý muốn, cần phải bỏ cái khuynh hướng tai hại này nhất là đối với bạn trăm năm của mình, nếu muốn được yêu thương.
Thích làm chủ gia đình
          Ngày xưa giáo dục đã hun đúc người vợ luôn biết chiều chuộng thờ kính chồng theo nguyên tắc phu xướng phụ tuỳ. Họ tin tưởng và xem chồng là chúa vợ là tôi, không bao giờ dám chê bai chỉ trích chồng. Có người sẽ bỉu môi chê đó là lối sống tôi đòi nô lệ, nhưng lại là những lề lối khôn ngoan căn cứ vào những nhận xét tâm lý cực kỳ thâm thuý về bản tánh loài người. Nước Mỹ là nước đề cao người phụ nữ nhất, nhưng là nước mà người phụ nữ vô phúc nhất trong giai đoạn hậu hôn nhân, đất nước mà ly dị xãy ra như cơm bữa. Người phụ nữ Mỹ trả giá khá đắt cho quan niệm tự tôn tự đại của họ, họ thiếu một tình yêu chân thành và thân thiết của người đàn ông. Ngạn ngữ có câu: “Không  gì sung sướng đối với người đàn ông bằng được ăn cơm Tàu, cưới vợ Nhật, ở nhà Tây” Câu đó nói lên những khát vọng thầm kín của người đàn ông bất cứ ở phương trời nào. Ngày nay phong trào nam nữ bình quyền của Tây phương lan tràn khắp nơi đã thổi phồng người phụ nữ Đông phương khiến họ nổi lên đòi hỏi quá nhiều quyền hành để mà tranh khôn và lấn át người đàn ông đủ mọi phương diện, tưởng đó là thắng lợi để mà hãnh diện, nhưng đâu có dè họ đã tự mình phá huỷ nền tảng hạnh phúc của mình mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn là được yêu thương, che chở và bao bọc. Tôi nói những điều này với khía cạnh tâm lý nam nữ trong gia đình để chúng ta tham khảo thêm về nếp sống xưa và nay vì sao ngày xưa ít ly dị. Tôi vẫn lên án lối sống chồng chúa vợ tôi và bạo hành trong gia đình ngày nay vẫn còn, nhất là ở nông thôn. Một số ít cá biệt còn tồn tại trong giới trí thức bạo hành bằng tinh thần còn ghê hơn bạo lực.
Thích yên lặng và cô tịch
        Mặc dù người đàn ông là một tâm hồn ưa hoạt động, và hoạt động là lẽ sống của đời họ nhưng sau những giờ hoạt động ồn ào họ thích tìm nơi yên lặng để nghỉ ngơi. Nhất là giới đàn ông trí thức, họ thích sống một mình. Những lúc họ trầm ngâm hay đọc sách, người phụ nữ khôn ngoan phải biết tôn trọng những giờ phút linh thiêng ấy. Phải biết để cho họ yên với tờ báo, quyển sách, bên máy tính, đừng có phá rối họ bằng những câu hỏi ngớ ngẩn điều mà họ ghét nhất. Đừng tưởng rằng sự lạnh lùng trong những giờ phút yên lặng đó của họ biểu hiện tình yêu lợt lạt.
        Thường những người đàn ông thích hoạt động sau những giờ làm việc vất vả ngoài đời, không gì tai hại cho bằng khi về đến nhà họ mong mỏi tìm một nơi trú ẩn sau những cơn sóng gió ngoài khơi lại gặp ‘người phụ nữ của họ’ bổ thêm vào đầu họ nhiều sự bực mình và bận rộn khác như vấn đề con cái quậy phá hoặc vấn đề tiền bạc thiếu hụt. Có nhiều bà vợ không hiểu chuyện đó nên bao nhiêu việc bực mình nho nhỏ không đáng gì cả, tự mình có thể giải quyết cũng đợi chồng về mang ra mà “bố”! Đó là cách đuổi người đàn ông ra ngoài đường một cách mau nhất.
Thích tự do
        Nhiều người phụ nữ vì quá yêu chồng, yêu một cách rất ích kỷ cố gìn giữ người đàn ông như kiểm soát từng hành động, kiểm tra giờ làm, kiểm soát thư từ, tiền túi ăn xài riêng. . . . . Khiến người đàn ông đau khổ, nóng nảy, bực dọc vô duyên cớ và có những tánh khí bất thường. Thường họ không phản đối, âm thầm chịu đựng theo qui định của người vợ độc tài. Song song đó họ sẽ tìm đủ mọi phương tiện để giải thoát và tìm hạnh phúc nơi người phụ nữ nào biết tôn trọng họ.
        Người phụ nữ nào vì quá yêu chồng đến nổi nô lệ hoá tình yêu, sẽ không bao giờ được chồng thương yêu như ý muốn và nhiều khi còn phải trả một giá rất đắt cho sự chà đạp lên bản năng ham muốn tự do của người đàn ông. Gìn giữ người yêu không nên giống như cách gìn giữ một tên tù.Dù cho các bà không ban cho họ một sự tự do thật sự, ít ra cũng nên làm cho họ có ảo tưởng là họ đang được sống tự do. Một người tù bị cấm cố chừng nào, họ lại càng khao khát tự do mãnh liệt nhiều hơn.
                                                                     KNY

Rất cần những lời động viên của Người Yêu

Khen ngợi là một hình thức thể hiện lời hay ý đẹp, nhưng bên cạnh đó, trong Tình yêu và hôn nhân, người ta còn rất cần đến những lời động viên, chia sẻ.
Ai rồi cũng có lúc cảm thấy “bất an”. Chính cảm giác ấy đã ngăn trở chúng ta đến với những điều tốt đẹp. Bạn đời của bạn cũng vậy. Họ cũng có những lúc tự ti, yếu đuối. Vì vậy, họ rất cần sự động viên, khích lệ ở bạn. Câu chuyện dưới đây là một trong những thí dụ cho thấy điều đó.
Allison rất thích viết lách. Năm cuối đại học, cô đã tham dự vài khóa học về chuyên ngành phóng viên. Cô nhanh chóng nhận thấy rằng niềm say mê viết lách đã giúp cô có thêm cảm hứng đối với môn lịch sử - vốn là ngành học cô theo đuổi bấy lâu.Đã quá trễ để thay đổi môn học, thế nhưng sau khi tốt nghiệp và trước khi sinh đứa con đầu lòng, Allison đã viết vài bài báo. Cô thử gửi bài cho một tờ tạp chí nọ nhưng bị từ chối, từ đó Allison không còn đủ tự tin để gửi tiếp các bài khác. Giờ đây, khi bọn trẻ lớn hơn và Allison cũng có nhiều thời gian hơn để chiêm nghiệm mọi việc, cô lại bắt tay vào viết.
Hồi mới cưới nhau, Keith – chồng Allison ít chú ý đến chuyện viết lách của cô. Anh mải mê công việc và chìm đắm trong khát khao quyền lực. Dần dần, Keith nhận ra rằng ý nghĩa sâu sắc nhất của cuộc sống không nằm ở thành tích, danh vọng, tiền bạc, mà là trong các mối quan hệ. Anh bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến Allison cũng như sở thích của cô. Một tối nọ, tình cờ anh đọc được bài viết của Allion. Đọc xong, anh đến phòng làm việc của Allison - nơi cô đang ngồi đọc sách. Với sự nhiệt tình sôi nổi, anh nói với Allison:
- Anh không muốn làm gián đoạn việc đọc sách của em, nhưng thú thật là anh vừa đọc xong bài “Tận hưởng tối đa các kỳ nghỉ” của em. Anh muốn nói với em rằng, em viết văn khá lắm, Allison ạ. Bài viết này nhất định phải được đăng! Em viết rất rõ ràng. Ngôn ngữ giàu hình ảnh. Văn phong lôi cuốn. Em nên gửi bài này cho một số tờ báo khác.
- Anh nghĩ vậy thật sao? – Allison ngần ngừ hỏi.
- Ừ, anh nghĩ thế. Nghe anh đi, bài viết hay mà.
Khi Keith rời khỏi phòng, Allison không tài nào đọc tiếp. Gấp quyển sách lại, cô mơ màng nghĩ đến những điều Keith vừa nói. Cô tự hỏi liệu những người khác có cảm nhận giống Keith hay không? Cô nhớ lại bức thư từ chối của tờ báo vài năm trước đây, nhưng rồi tự nhủ: “Ngòi bút của mình giờ đây cũng đã thay đổi nhiều”. Rồi Allison quyết định sẽ làm theo lời Keith. Cô sẽ gửi bài viết cho vài tờ báo khác xem họ có đăng hay không… Mười bốn năm trôi qua kể từ ngày Keith chia sẻ cảm nhận của mình, Allison đã có một lượng bài viết đáng kể được đăng báo và hiện cô đang có một hợp đồng viết sách. Là một cây bút xuất sắc, thế nhưng phải đến khi được chồng động viên, Allison mới thực sự tự tin bước chân vào con đường viết lách.
Có thể người bạn đời của bạn cũng đang tiềm ẩn một năng lực nào đó nhưng chưa có điều kiện phát huy. Việc tham gia vào một khóa học, hoặc gặp một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó để tham khảo ý kiến, phát triển năng lực của bản thân là điều hết sức cần thiết. Trong trường hợp này, bạn nên động viên, chia sẻ để người ấy tự tin thực hiện ước mơ của mình.
Một điều cần lưu ý là ở đây là, hãy động viên người ấy thực hiện ước mơ của bản thân họ, chứ không phải tạo áp lực để người ấy thực hiện những gì bạn muốn. Chẳng hạn, một người chồng cứ nhất nhất bắt vợ phải giảm cân trong khi cô ấy không muốn thế, thì mong muốn của anh ta lúc này chẳng khác nào mệnh lệnh và khiến vợ thêm khó chịu mà thôi. Ngược lại, nếu ý muốn giảm cân xuất phát từ mong muốn của người vợ thì lại khác.Chẳng hạn, khi cô ấy nói: “Em nghĩ, em nên tham gia một khóa giảm cân trong mùa hè này” thì đây chính là cơ hội để bạn dành cho cô ấy những lời động viên, chẳng hạn: “Ừ, anh ủng hộ em và anh tin rằng em sẽ thành công. Một khi quyết làm điều gì, em luôn làm hết mình. Đó là điểm anh rất thích ở em. Đừng lo về chi phí khóa học. Chúng ta sẽ điều chỉnh những khoản chi tiêu khác cho phù hợp em ạ”.
Để có được những lời động viên chân thành, đòi hỏi bạn phải có sự cảm thông, thấu hiểu bạn đời của mình. Hãy nhận ra đâu là điều có ý nghĩa quan trọng đối với người ấy, từ đó thể hiện sự động viên, khích lệ và niềm tin vào khả năng của người ấy.Một người bạn đời tuyệt vời là người biết khơi dậy những tiềm năng còn ẩn giấu trong người chồng/người vợ của mình. Dĩ nhiên, để có được khả năng ấy không phải chuyện dễ bởi nó còn phụ thuộc vào tính cách của bạn. Hay nói cách khác, đó không phải là cách bạn thể hiện tình yêu của mình. Nhưng tôi chắc chắn với bạn rằng nỗ lực ấy sẽ mang lại cho bạn những kết quả tốt đẹp.

                                                                 Giáo Sư GARY CHAPMAN

Sức mạnh của ngôn ngữ yêu thương: Lời khen ngợi

êu không có nghĩa là được nhận những gì bạn muốn mà là được làm những điều tốt đẹp cho người bạn yêu.

Nhà văn Mark Twain từng tâm sự: “Một lời khen thật lòng có thể là nguồn sống cho tôi đến hai tháng”. Nói một cách dí dỏm theo Mark Twain thì, nếu bạn dành cho bạn đời của mình sáu lời khen, người ấy sẽ sống thêm được cả năm. Và lẽ dĩ nhiên người ấy còn cần nhiều hơn thế.
Một trong những cách để bạn thể hiện tình cảm của mình là sử dụng những lời hay ý đẹp. Solomon - nhà thông thái cổ từng nói: “Cái lưỡi chứa đựng trong nó sức mạnh của cả sự sống lẫn cái chết”. Ông cho rằng: “Một trái tim lo lắng sẽ khiến người đàn ông suy sụp, nhưng một lời nói tử tế sẽ giúp anh ta thêm phấn chấn”.
Thực tế, trong cuộc sống, rất nhiều cặp vợ chồng không hề biết đến sức mạnh của lời động viên, khen ngợi. Chính những lời nói giản dị nhưng chân thành đôi khi lại đạt hiệu quả tối ưu trong việc chuyển tải thông điệp yêu thương. Chẳng hạn:
“Nhìn anh thật lịch lãm trong bộ vét đó”.
“Em mặc cái đầm này trông xinh thật đấy!”
“Em nấu cà-ri ngon thế. Anh rất thích món này!”
“Cảm ơn anh tối qua đã rửa chén giúp em!”
“Cảm ơn anh đã đổ rác giúp em!”
Tình cảm vợ chồng sẽ chân thành và gắn bó hơn rất nhiều nếu cả hai thường xuyên dành cho nhau những lời khen ngợi như vậy.
Nhiều năm trước, một hôm khi tôi đang ngồi trong văn phòng thì có một người phụ nữ bước vào. Cô ấy muốn gặp tôi để được tư vấn.
Sau khi ngồi xuống, cô ấy nói ngay:
- Thưa giáo sư, tôi đang gặp một chuyện hết sức bực bội. Là thế này, tôi rất muốn sơn lại phòng ngủ nhưng không sao thuyết phục được ông xã làm giúp việc ấy, mặc dù điều này đã kéo dài suốt chín tháng nay.
Nghe đến đây, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi đó là: “Thưa quý cô, cô đã nhầm rồi. Tôi không phải là thợ sơn”. Dù vậy, tôi vẫn bảo cô ấy kể tiếp.
- Thứ Bảy vừa rồi là một ví dụ. Hôm đó trời rất đẹp. Vậy mà giáo sư biết chồng tôi làm gì suốt ngày hôm đó không? Anh ấy ra sức lau chùi, tẩy rửa xe hơi.
- Vậy chị đã nói gì với anh ấy?
- Tôi đi ra và than phiền với anh ấy rằng: “Bob, em thật không hiểu nổi anh nữa. Hôm nay trời nắng đẹp thế thì anh phải sơn phòng ngủ chứ, sao anh lại ngồi đây lau chùi xe?”.
- Thế anh ấy có sơn phòng ngủ luôn không? - Tôi hỏi.
- Không. Tôi thật chẳng biết phải làm gì nữa.
- Cho phép tôi hỏi chị một câu nhé. Chị có phản đối việc lau chùi xe không?
- Không, nhưng tôi muốn phòng ngủ phải được sơn lại.
- Chị có chắc là anh nhà biết rõ chị muốn sơn lại phòng ngủ không?
- Chắc chắn là có vì tôi đã thuyết phục anh ấy suốt chín tháng rồi còn gì.
- Thế thì cho tôi hỏi chị thêm một câu nữa. Chồng chị có bao giờ làm việc nhà phụ giúp chị không?
- Ví dụ như gì ạ?
- À, ví dụ như đổ rác, chùi kiếng xe, đổ xăng cho chị, hoặc tự treo áo khoác khi về đến nhà chẳng hạn?
- Có chứ, anh ấy vẫn làm một số việc như thế.
- Vậy thì tôi có hai đề nghị với chị như thế này. Một là, chị đừng bao giờ đề cập đến chuyện sơn phòng với anh ấy nữa - Tôi nhắc lại. - Đừng bao giờ nói đến chuyện đó.

- Nhưng tại sao chứ? - Người phụ nữ thắc mắc.
- Xem nào, chị vừa nói với tôi rằng anh ấy biết rõ chị mong muốn sơn lại phòng ngủ. Thế thì chị không cần phải nói thêm với anh ấy về chuyện này nữa. Đề nghị thứ hai của tôi là, lần sau, khi ông xã chị làm việc nhà giúp chị, chị hãy dành cho anh ấy những lời khen ngợi. Chẳng hạn, chị hãy nói: “Anh biết không Bob, em rất cảm động khi anh đổ rác giúp em!”, đừng bao giờ nói: “Bob, tới giờ đổ rác rồi đó. Anh định để cho ruồi nó tha đi à?”. Còn nếu chị thấy anh ấy tự giác treo áo khoác khi về nhà, hãy khen anh ấy: “Hiếm có đàn ông nào ngăn nắp như anh đấy Bob!”. Cứ thế, mỗi khi anh ấy làm một việc tốt nho nhỏ, hãy khen ngợi anh ấy.
- Nhưng làm thế nào những chuyện này lại có thể khiến cho anh ấy chịu sơn lại phòng ngủ chứ?
- Chị hỏi ý kiến tôi, thế thì tôi đã tặng chị rồi đó. Hoàn toàn miễn phí. - Tôi mỉm cười đáp.
Người phụ nữ ra về, vẻ mặt không mấy vui. Ba tuần sau, cô ấy quay lại và cho hay lời khuyên của tôi thực sự hiệu quả. Cô ấy đã rút ra cho mình một kinh nghiệm rằng lời khen chứa đựng sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với những lời càm ràm.
Nói điều này không có nghĩa là tôi khuyên bạn sử dụng lời khen một cách sáo rỗng để lấy lòng đối tượng. Đừng quên rằng, yêu không có nghĩa là nhận được những gì mình muốn mà là làm được những điều tốt đẹp cho người mình yêu. Thực tế cho thấy, khi được khen ngợi, chúng ta thường có xu hướng đáp lại tình cảm tốt đẹp ấy bằng những hành động tích cực.

                                                      Giáo Sư GARY CHAPMAN

Ngôn Ngữ Tình Yêu Thứ hai

Chia sẻ

Giống như những lời khen ngợi, ngôn ngữ tình yêu thứ hai này cũng có nhiều biến thể khác nhau. Một trong số đó chính là việc trò chuyện chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm sống, cảm xúc và khát khao với người mình yêu. Hầu hết rắc rối về giao tiếp trong hôn nhân đều do người vợ hoặc chồng không biết cách chia sẻ, cảm thông với nhau.
Nếu như ngôn ngữ tình yêu thứ nhất chú trọng đến những gì bạn nói thì ngôn ngữ tình yêu thứ hai chú trọng đến khả năng lắng nghe của bạn. Nghĩa là lúc này bạn cần tập trung vào những gì đối tượng đang nói, giúp họ trút hết nỗi lòng và thấu cảm với họ. Không chỉ có thế, bạn sẽ hỏi han với mong muốn hiểu được cảm giác cũng như những khát khao của người nói một cách thật lòng.
Khi tôi gặp Patrick, anh ở tuổi 43 và đã lấy vợ được mười bảy năm. Patrick khiến tôi khó quên bởi cách nói chuyện đầy kịch tính của anh, ngay phút đầu tiên gặp nhau. Ngồi trên chiếc ghế da trong văn phòng tôi, Patrick giới thiệu sơ về bản thân, rồi bất ngờ anh chồm về phía trước. Với vẻ đầy xúc động, anh lên tiếng:
- Thưa giáo sư, tôi quả là một thằng ngốc, một thằng ngốc thật sự!
- Tại sao anh lại nghĩ như vậy? – Tôi hỏi.
- Tôi lấy vợ được mười bảy năm nhưng cô ấy đã bỏ đi. Và bây giờ tôi nhận ra mình quả thật là một thằng ngốc.
Tôi lặp lại câu hỏi của mình.
- Một bữa nọ, vợ tôi về nhà và than phiền chuyện công sở. Tôi lắng nghe, rồi chỉ cho cô ấy những gì cần làm. Tôi khuyên cô ấy không nên né tránh rắc rối mà cần nói chuyện thẳng thắn với cấp trên hoặc những người có liên quan để tìm cách giải quyết. Thế rồi hôm sau, vừa đi làm về, vợ tôi lại tiếp tục than phiền những chuyện y hệt. Khi tôi hỏi cô ấy có làm theo những gì tôi khuyên tối hôm trước không thì cô ấy lắc đầu. Tôi lặp lại lời khuyên của mình. Tối hôm sau nữa, mọi chuyện lại diễn ra như cũ.
Cứ thế, được ba hay bốn hôm gì đấy thì tôi nổi giận. Tôi lạnh lùng bảo cô ấy rằng đừng trông mong sự thông cảm của tôi nếu cô ấy cứ tiếp tục không làm theo những gì tôi khuyên bảo. Rằng không việc gì cô ấy cứ phải sống với những áp lực và căng thẳng như thế. Mọi việc thật đơn giản, chỉ cần nghe theo tôi là mọi chuyện có thể được giải quyết. Tôi thấy đau lòng khi phải nhìn cô ấy sống khổ sở một cách vô lý như vậy. Lần sau đó, tôi chỉ nói rằng: “Anh không muốn nghe về chuyện đó nữa. Anh đã nói hết với em những gì cần làm. Nếu em không nghe lời khuyên của anh thì anh cũng không muốn nghe em nói gì nữa”.
- Thế rồi tôi tỏ ra thờ ơ và bỏ đi lo việc của mình. Tôi thật là một thằng ngốc – Patrick nói tiếp. – Ngốc thật sự! Giờ tôi mới nhận ra rằng không phải cô ấy cần lời khuyên mà là cần sự thông cảm ở tôi. Cô ấy muốn được lắng nghe, quan tâm chú ý để thấy rằng tôi hiểu những tổn thương, căng thẳng và áp lực mà cô ấy đang gánh chịu. Cô ấy muốn cảm nhận tình yêu của tôi dành cho cô ấy, cũng như muốn tôi luôn ủng hộ cô ấy. Thế nhưng thay vì tìm cách hiểu cô ấy hơn, tôi lại mải mê đưa ra lời khuyên. Thật ngớ ngẩn. Còn bây giờ, cô ấy đã bỏ tôi đi. Tại sao chúng ta không bao giờ nhìn ra sự việc khi đối diện với chúng? Đến tận bây giờ tôi mới hiểu tại sao mình để mất cô ấy!
Đúng vậy, điều mà vợ của Patrick mong đợi chính là những lời tâm sự, sẻ chia. Cô đã mong nhận được sự quan tâm của anh bằng cách lắng nghe những suy nghĩ, thất vọng cô đang mang. Thế nhưng Patrick chỉ biết nói và nói. Những gì anh nghe chỉ đủ để hiểu sự tình và đưa ra giải pháp mà không kịp hiểu những giọt nước mắt của vợ để an ủi cô về mặt tinh thần.
Hôn nhân là một mối quan hệ, chứ không phải một rắc rối cần được giải quyết.
Rất nhiều người trong chúng ta cư xử hệt như Patrick – quen với việc phân tích rắc rối và đưa ra giải pháp mà quên rằng hôn nhân là một mối quan hệ chứ không phải là một rắc rối cần được giải quyết. Một mối quan hệ đòi hỏi sự lắng nghe thông cảm và cái nhìn thấu hiểu đối với những suy nghĩ, cảm xúc cũng như mong muốn ở người bạn yêu. Đúng là cần biết đưa ra lời khuyên nhưng chỉ khi nào được đề nghị và nên tránh thái độ “dạy bảo”.
Hầu hết chúng ta đều ít được dạy cách lắng nghe mà chỉ biết suy nghĩ và phát biểu. Học cách lắng nghe cũng khó như học ngoại ngữ vậy, nhưng đó là điều bạn cần làm nếu bạn muốn thể hiện tình yêu của mình, nhất là khi ngôn ngữ tình yêu hàng đầu của vợ hoặc chồng bạn lại là “tâm sự, chia sẻ”.
Dưới đây là một số kỹ năng hữu ích, bạn có thể tham khảo thêm:
1. Nhìn vào mắt nhau khi người ấy đang nói. Điều này sẽ giúp bạn tập trung tối đa vào lượng thông tin người ấy đưa ra.
2. Tránh vừa lắng nghe vừa làm việc khác trong lúc người ấy nói. Hãy nhớ, thời gian chia sẻ chỉ có ý nghĩa nhất khi bạn dành trọn sự quan tâm cho đối phương. Nếu bạn đang xem một bộ phim hấp dẫn, hoặc nghe một đĩa nhạc mình yêu thích, hãy thẳng thắn nói cho người ấy hiểu rằng bạn biết là cô ấy/ anh ấy muốn nói chuyện, và bạn cũng rất muốn lắng nghe nhưng không phải lúc này vì bạn không thể tập trung hết sức được. Vì thế, hãy hoãn lại ít phút, sau đó cả hai sẽ cùng ngồi lại với nhau. Hầu hết những người bạn đời đều chấp nhận đề nghị đó.
3. Lắng nghe cảm xúc của đối phương. Hãy tự hỏi: “Cảm giác hiện tại của cô ấy/anh ấy như thế nào?”. Và nếu bạn có câu trả lời, hãy tìm cách xác nhận nó. Ví dụ, bạn có thể nói: “Anh cảm thấy hình như em thất vọng vì anh đã quên…”. Làm thế sẽ giúp bạn xác định được tình cảm của cô ấy, đồng thời cũng cho thấy bạn thật sự muốn lắng nghe cô ấy.
4. Quan sát ngôn ngữ cơ thể. Tay nắm chặt, bàn tay run rẩy, nước mắt, cái nhíu mày và cử động của mắt đều có thể giúp bạn nhận biết trạng thái cảm xúc của người ấy. Cũng có khi ngôn ngữ cơ thể mâu thuẫn với lời nói. Vì thế, hãy hỏi cô ấy hoặc anh ấy để đảm bảo bạn hiểu rõ những gì anh ấy hoặc cô ấy đang suy nghĩ và cảm nhận.
5. Kiềm chế việc xen ngang. Nếu thật sự quan tâm đến người nói, bạn cần kiềm chế để không xen ngang, tự biện minh cho bản thân hoặc buộc tội người đối diện. Đừng quên rằng mục tiêu chính của bạn lúc này là khám phá những suy nghĩ, tình cảm và cảm xúc của người ấy.

                                                       Giáo Sư GARY CHAPMAN