Hôn nhân là một vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời
sống của một con người. Sống đạo đức hoặc tội lổi, làm việc thành công hay thất
bại, nâng cao văn hoá tư duy hoặc sống dốt nát lạc hậu và đời sống gia đình có
hạnh phúc hay là địa ngục, đau khổ. . . . Tất cả đều do sự chi phối của đời
sống hôn nhân xuyên suốt gần 2/3 cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Khi bạn đi du lịch xa, đi thi, thuyết trình, tổ chức một buổi lễ, khởi công một công trình. . . Chúng ta đều dành ra một thời gian chuẩn bị để mong đạt được kết quả như ý muốn. Vậy hôn nhân là vấn đề quan trọng cả một đời người, tại sao chúng ta không dành ra một thời gian dài để chuẩn bị cho chu đáo và thành đạt như ý muốn. Sau đây chúng ta đi sâu vào từng phần của vấn đề cần chuẩn bị hôn nhân như thế nào?
Quan sát: Chúng ta cần để ý các diễn biến trong gia đình chúng ta, xa hơn là hàng xóm và bạn bè, xem gia đình đó đang sống hạnh phúc hoặc tan vỡ tình yêu.
Tôi xin đơn cử một trường hợp đang tan vỡ hạnh phúc gia đình. Anh Huyền 27 tuổi, chị Sắc 26 tuổi, nhà họ ở gần nhau. Tuổi của họ có thể coi là đã chín chắn trưởng thành, họ có điều kiện thuận lợi là gần nhà nhau nên dễ dàng tìm hiểu, cùng một tôn giáo, cùng một nguyên quán nên dễ hiểu nhau trong phong tục tập quán, giai cấp như nhau. Trình độ văn hoá chồng cấp 3, vợ cấp 2. Sau 6 năm chung sống họ có một gái một trai. Thoạt nhìn các điểm trên, chúng ta thấy không có gì trở ngại cho một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Nhưng không như chúng ta nghĩ, hiện nay trong sinh hoạt họ không muốn nói chuyện với nhau. Thỉnh thoảng xảy ra chửi mắng và đánh nhau. Người chồng chỉ muốn xa lánh người vợ. Nguyên nhân do đâu mà nên nỗi?
Theo tôi biết, tuy hai người đã có thời gian quen nhau trên một năm, nhưng thời gian đó họ không thực sự chú tâm tìm hiểu các vấn đề cần thiết cho đời sống hôn nhân lâu dài sau này. Thời gian quen nhau, họ chủ yếu hẹn hò đi chơi, những câu chuyện họ trao đổi chỉ đùa vui trên mây trên gió chẳng có chủ đề rỏ rang. Kế đến họ không dành thời gian cho việc chuẩn bị hôn nhân như học hỏi, đọc sách để nâng cao hiểu biết. Tuổi tác gần bằng nhau nên sau một thời gian chung sống làm việc cực nhọc, sinh con, người vợ nhan sắc tàn phai, khuôn mặt già hơn người chồng, khiến người chồng không còn thích như xưa nữa. Tánh tình hai vợ chồng có nhiều điểm xung khắc nhau nhưng họ không biết tự kiềm chế. Chồng thì nóng nảy, cộc cằn, thô bạo. Vợ thì lì lợm, ngang bướng, nói dai. Hai vợ chồng đều không có một nghề nghiệp nào chuyên nghiệp. Kinh tế không ổn định (một nguyên nhân quan trọng). Trước khi kết hôn, người chồng có quen nhiều bạn gái và bị vài người dứt tình. Sau cùng kết hôn có thể là chuyện ngoài ý muốn của người chồng vì họ đã sống thử, đến khi phát hiện có thai mới tiến hành kết hôn.
Ngoài những điểm nêu trên của anh Huyền chị Sắc, còn nhiều đôi vợ chồng sớm tan rã vì tình yêu của họ quá bồng bột (hăng hái sôi nổi lúc đầu), không có sự chuẩn bị và dựa trên nền tảng vửng chắc nào cả. Họ có thể yêu nhau sau một tiếng sét ái tình trong lần gặp gở đầu tiên. Họ cảm nhau vì khuôn mặt dễ mến, giọng nói nghe êm tai. Vì cô ấy có đôi mắt bồ câu, có má lúm đồng tiền. . . . Đến khi chung sống với nhau , họ mới thấy những điều này là vô bổ vì còn biết bao điều quan trọng hơn nhiều, mà người yêu của mình không có.
Hoặc cũng có ít người vì tham vọng (Ham muốn các điều trên khả năng của mình), Lấy người ta vì vụ lợi, đến khi không còn đáp ứng được nhu cầu nữa thì "rút sào sang sông".
Khi bạn đi du lịch xa, đi thi, thuyết trình, tổ chức một buổi lễ, khởi công một công trình. . . Chúng ta đều dành ra một thời gian chuẩn bị để mong đạt được kết quả như ý muốn. Vậy hôn nhân là vấn đề quan trọng cả một đời người, tại sao chúng ta không dành ra một thời gian dài để chuẩn bị cho chu đáo và thành đạt như ý muốn. Sau đây chúng ta đi sâu vào từng phần của vấn đề cần chuẩn bị hôn nhân như thế nào?
Quan sát: Chúng ta cần để ý các diễn biến trong gia đình chúng ta, xa hơn là hàng xóm và bạn bè, xem gia đình đó đang sống hạnh phúc hoặc tan vỡ tình yêu.
Tôi xin đơn cử một trường hợp đang tan vỡ hạnh phúc gia đình. Anh Huyền 27 tuổi, chị Sắc 26 tuổi, nhà họ ở gần nhau. Tuổi của họ có thể coi là đã chín chắn trưởng thành, họ có điều kiện thuận lợi là gần nhà nhau nên dễ dàng tìm hiểu, cùng một tôn giáo, cùng một nguyên quán nên dễ hiểu nhau trong phong tục tập quán, giai cấp như nhau. Trình độ văn hoá chồng cấp 3, vợ cấp 2. Sau 6 năm chung sống họ có một gái một trai. Thoạt nhìn các điểm trên, chúng ta thấy không có gì trở ngại cho một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Nhưng không như chúng ta nghĩ, hiện nay trong sinh hoạt họ không muốn nói chuyện với nhau. Thỉnh thoảng xảy ra chửi mắng và đánh nhau. Người chồng chỉ muốn xa lánh người vợ. Nguyên nhân do đâu mà nên nỗi?
Theo tôi biết, tuy hai người đã có thời gian quen nhau trên một năm, nhưng thời gian đó họ không thực sự chú tâm tìm hiểu các vấn đề cần thiết cho đời sống hôn nhân lâu dài sau này. Thời gian quen nhau, họ chủ yếu hẹn hò đi chơi, những câu chuyện họ trao đổi chỉ đùa vui trên mây trên gió chẳng có chủ đề rỏ rang. Kế đến họ không dành thời gian cho việc chuẩn bị hôn nhân như học hỏi, đọc sách để nâng cao hiểu biết. Tuổi tác gần bằng nhau nên sau một thời gian chung sống làm việc cực nhọc, sinh con, người vợ nhan sắc tàn phai, khuôn mặt già hơn người chồng, khiến người chồng không còn thích như xưa nữa. Tánh tình hai vợ chồng có nhiều điểm xung khắc nhau nhưng họ không biết tự kiềm chế. Chồng thì nóng nảy, cộc cằn, thô bạo. Vợ thì lì lợm, ngang bướng, nói dai. Hai vợ chồng đều không có một nghề nghiệp nào chuyên nghiệp. Kinh tế không ổn định (một nguyên nhân quan trọng). Trước khi kết hôn, người chồng có quen nhiều bạn gái và bị vài người dứt tình. Sau cùng kết hôn có thể là chuyện ngoài ý muốn của người chồng vì họ đã sống thử, đến khi phát hiện có thai mới tiến hành kết hôn.
Ngoài những điểm nêu trên của anh Huyền chị Sắc, còn nhiều đôi vợ chồng sớm tan rã vì tình yêu của họ quá bồng bột (hăng hái sôi nổi lúc đầu), không có sự chuẩn bị và dựa trên nền tảng vửng chắc nào cả. Họ có thể yêu nhau sau một tiếng sét ái tình trong lần gặp gở đầu tiên. Họ cảm nhau vì khuôn mặt dễ mến, giọng nói nghe êm tai. Vì cô ấy có đôi mắt bồ câu, có má lúm đồng tiền. . . . Đến khi chung sống với nhau , họ mới thấy những điều này là vô bổ vì còn biết bao điều quan trọng hơn nhiều, mà người yêu của mình không có.
Hoặc cũng có ít người vì tham vọng (Ham muốn các điều trên khả năng của mình), Lấy người ta vì vụ lợi, đến khi không còn đáp ứng được nhu cầu nữa thì "rút sào sang sông".
Nhận Xét: Qua các điều nói trên, đã đưa chúng ta đến nhận xét về sự quan trọng của hôn nhân ảnh hưởng đến cuộc đời chúng ta như thế nào.
Việc xây dựng hạnh phúc gia đình chúng ta tạm ví như một ngôi nhà, rõ ràng là cần sự nổ lực của cả người vợ và người chồng để giữ gìn hạnh phúc chung. Mỗi người đều ra sức thể hiện khả năng và sự khéo léo của mình trong cuộc sống để bù đắp cho những bất toàn của nhau, do sự khác biệt giới tính. Dần dần tiến đến mức nếu thiếu nhau, người kia cảm thấy thiếu vắng không có gì bù đắp được và bứt rứt chẳng làm gì được. Dù đó là người chồng hay người vợ.
Để cùng nhau cộng tác mọi việc trong đời sống, thực hiện trọn vẹn mọi chương trình, như kế hoạch như sinh con, nuôi con ăn học nên người, hướng nghiệp cho con , tiếp nối các công việc sản xuất, kinh doanh, thí nghiệm, nghiên cứu các công trình mà cha hoặc mẹ còn làm dang dở vào lúc cuối đời. Như vậy nếu như danh từ hai vợ chồng thường dùng "Nhà tôi", chỉ cần tách đôi căn nhà ra một nửa, chúng ta dễ dàng nhận thấy căn nhà không còn là nơi bảo đảm cho cho mọi sinh hoạt, không còn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một kiến trúc. Vì vậy hai người cần sống chung với nhau đến hết cuộc đời, nhất là để nuôi dưỡng giáo dục con cái đến nơi đến chốn, vì một đứa trẻ thiếu cha hoặc mẹ là một sự thiệt thòi rất lớn. Đứa con là kết tinh tình yêu giữa hai người. Sinh con ra chưa phải là thể hiện đầy đủ nhiệm vụ làm cha mẹ, mà còn phải nuôi dưỡng và giáo dục con đến khi khôn lớn.
Nuôi dưỡng con là lo cho con phát triển đầy đủ về thể chất, không được thiếu và có khuyết tật các phần trên cơ thể đến khi con khôn lớn. Giáo dục cho con có được nhân cách gồm trí tuệ, tài năng và đạo đức. Ba điều này đúc kết thành tâm hồn của đứa trẻ. Ta có thể nói sinh con chia làm hai lần theo nghĩa:
- Sinh con lần thứ nhất: Sinh ra cơ thể (chưa có nhân cách)
- Sinh con lần thứ hai: Khi con đã thực sự trưởng thành và đã có nhân cách.
Thực hiện: Chúng ta đã quan sát các trường hợp gia đình hạnh phúc cũng như đau khổ. Chúng ta cũng có những nhận xét từ các tình huống đã thấy và nghe. Sau cùng chúng ta đi tới chọn lựa là cần phải làm gì để chuẩn bị cho hôn nhân. Vì nếu chúng ta không làm mà chỉ có quan sát và nhận xét thôi cũng chẳng đem lại lợi ích cho chúng ta được gì.
Điều cần làm trước nhất có lẽ là phải học. Học văn hóa, học chuyên ngành, học các kiến thức khoa học phổ thông. Số kiến thức đa dạng đó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong thời gian tìm hiểu cũng như sau khi đã có gia đình. Kế đến nếu chúng ta đã có người yêu, chúng ta cần tìm hiểu người yêu của mình có phương pháp khoa học. Chúng ta không để tình yêu dẩn dắt làm lu mờ lý trí. Chúng ta tìm hiểu người yêu về nhiều phương diện và ở nhiều môi trường khác nhau, trong đó tìm hiểu ở nhà người mình yêu là rỏ nét nhất.
Muốn làm được những điều trên, chúng ta cũng nên học hỏi thêm về các vấn đề liên quan đến hôn nhân như: Tâm lý nam nữ, sinh lý học, đạo đức, dưỡng nhi, giáo dục trẻ em, luật hôn nhân. v . v . . . Các bạn có thể ghi danh học các lớp chuẩn bị hôn nhân (Nam nữ chỉ cần đủ 18 tuổi, chẳng phân biệt gì cả, học phí khoảng chừng 3 tô phở). Ngoài ra bạn nên đọc thêm sách báo, trên mạng, và khi đàm thoại với những người đã từng yêu, có gia đình. Các bạn cũng nên chuẩn bị một sức khỏe tốt (không cần như vận động viên đâu). Sau khi lập gia đình rồi, bạn cũng nên tiếp tục nghiên cứu thêm về hôn nhân nhằm biết thêm những điều mới và nuôi dưỡng tình yêu luôn bền vững.
Chúc các bạn thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.