Trang

29/06/2023

Thiền Viện Thường Chiếu


Giới thiệu

Vị trí

Thiền viện Thường Chiếu là ngôi tu viện lớn, toạ lạc tại xã Phước Thái, huyện Long Thànhtỉnh Đồng Nai. Chùa do hoà thượng Thích Thanh Từ khai sơn vào tháng 8/1974, là một trong những trung tâm thiền học lớn nhất huyện Long Thành. Thường Chiếu là tên của một danh sư Việt Nam vào thế kỷ XII, đời Lý.

Tiểu sử nhà sư Thường Chiếu

Sư Thường Chiếu họ Phạm, quê ở làng Phù Ninh, từng làm quan cho triều đình. Vốn là một bậc trượng phu quân tử có tiết tháo, không khiếp phục uy quyền, xem thường công danh sự nghiệp ở đời, ông không mặn mà gì với chốn quan trường. Làm quan một thời gian, ông cáo lão xuất gia tại chùa Tịnh Quả theo thiền sư Quảng Nghiêm học đạo. Sau khi học thành đạo, sư Thiền Chiếu về trụ trì chùa Lục Tổ ở làng Dịch Bảng, phủ Thiên Ðức. Mọi người mến mộ tài đức thiền sư nên quy về chùa rất đông. Lúc sắp viên tịch, thiền sư gọi tăng chúng lại vào bảo:

道本毌顏色

新鮮日日科

大天沙界外

何處不為家

Phiên âm:

Ðạo bổn vô nhan sắc,

Tân tiên nhật nhật khoa.

Ðại thiên sa giới ngoại,

Hà xứ bất vi gia?

Dich nghia:

Ðạo vốn không nhan sắc,

Ngày ngày lại mới tươi.

Ngoài đại thiên sa giới,

Chỗ nào chẳng là nhà?

Nói xong, Sư tịch. Môn phong của Sư được các thế hệ sau phát triển rực rỡ và chuyển tiếp thành dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đời Trần sáng chói mãi về sau.

Lịch sử ngôi chùa

Những năm 1973-1974, được hai Phật tử cúng đất, hoà thượng Thích Thanh Từ đã cho xây dựng ngôi thiền viện này. Lúc đầu, chùa chỉ là một căn nhà lá, mái tol, nằm trơ trọi giữa vùng đất khô cằn sỏi đá. Hoà thượng Thích Thanh Từ giao chò thầy Ðắc Huyền cùng 4 đệ tử khác tiếp quản ngôi chùa. Họ cùng vượt qua bao nhiêu gian khó, cuốc đất, trồng khoai, cải thiện môi trường sống. Sau ngày đất nước giải phóng, các tăng ni của hai viện Chân Không và Bát Nhã cùng xuống núi , về đây làm rẫy.

Năm 1975, thầy Nhật Quang lãnh trách nhiệm Huynh Trưởng với tổng số chúng là 20 vị. Hòa thượng cho cất thêm một tăng đường bằng lá và cái thất sàn cũng bằng láTu, học và lao động trở thành ba yếu tố căn bản không thể thiếu của Thiền sinh Thường ChiếuViệc tu được Hòa thượng cụ thể hóa như hơi thở, việc học như uống nước, việc làm như ăn cơm. Một trong ba đều cần thiết đối với đời sống tu học của Thiền sinh.

Ðầu năm 1980, thầy Nhật Quang nhập thất, thầy Thiện Phát từ chùa Linh Quang được điều về trụ trì Thường Chiếu. Những năm 1980-1985, thiền viện gặp rất nhiều khó khăn thử thách. Số thiền sinh giảm đi rất nhiều, có khi chỉ còn khoảng 10 vị, kể cả trụ trì. Chùa trở nên quạnh hiu, côi cút từng ngày. Những người có tâm ngẫm nghĩ sự tình lại thấ́y là hay. Bởi vì dòng đời luôn sinh động và luân lưu biến hóa khôn cùng. Phải ở trong đó mà nghiệm lấy mới thẩm thấu được hai chữ " vô thường " nhi " hữu thường ". Vạn pháp cứ thế tạm đến tạm đi, thì Thường Chiếu chợt đổi chợt thay, cũng có lạ gì đâu?

Ngày 18/03 Âl năm 1986, thiền viện Chân Không bị giải toả. Tăng ni, Phật tử dỡ chùa dời về Thường Chiếu. Ngày 15/04, khánh thành Chánh điện Thường Chiếu. Kể từ đây, một luồng sinh khí mới thổi về miền đất cháy. Hòa thượng Viện Trưởng chính thức chấn tích khai đạo tại đạo tràng Thường Chiếu, trực tiếp hướng dẫn Tăng ni Phật tử tu thiền. Tăng chúng lên dần tới 100 vị. sau khi nhập thất, thầy Nhật Quang tiếp tục giữ chức trụ trì chùa.

Vào cuối năm 1989, hoà thượng Nhật Quang cùng một số Tăng ni Phật tử ra Bắc viếng thăm các thắng tích danh lam, đồng thời cũng để sưu tập thêm các tư liệu về Thiền tông của Phật Giáo Việt Nam còn rải rác ở các trung tâm ngày xưa như Luy Lâu, chùa Kiến Sơ, Trúc Lâm Yên Tử v.v. Không bao lâu sau quyển Thiền sư Việt Nam được tái bản với phần bổ khuyết tương đối hoàn bị. Và tiếp theo đó, quyển Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 ra đời, chính thức công khai hóa đường lối tu Thiền của các Thiền viện trực thuộc hệ thống hướng dẫn của Hòa thượng. Một bước ngoặt mới trong lịch sử Thiền tông nước nhà thời hiện đại được mở ra. Số Phật tử tham học tu thiền phát triển ngày càng mạnh.

Năm 1990, do nhu cầu tham học của Phật tử lên quá cao nên Hòa thượng cho phép trùng tu điện Phật, Tổ đường, cất thêm giảng đường, thiền thất và toàn bộ cơ sở nhà Tăng, thư viện. Ngoài ra, khu ngoại viện cũng được mở rộng cho chư Tăng ni lớn tuổi nương về tu tập. Số thiền thất khu ngoại viện bấy giờ lên đến trên 100 ngôi.

Khoảng năm 1991-1992, hoà thượng lại xây dựng thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt và trung tu Chánh điện Thường Chiếu. Năm 1996, hoà thường cho khôi phục lại thiền viện Chân Không trên núi. Tăng ni phật tử lại hồ hởi thướng sơnNhưng cũng từ đótrách nhiệm của hòa thượng Nhật Quang lại càng nặng nhọc hơn. Vừa trực tiếp chăm lo cho chư tăng ni tại Thiền viện Trúc Lâm, vừa phải về đây giảng dạy cho Tăng ni các thiền viện và Phật tử, đồng thời lo lắng mọi việc cho Chân Không mới được phục hồi. Rồi lại còn phải về Thành phố dạy Thiền tại Ðại học Vạn hạnh, chùa Ấn Quang, chùa Xá Lợi. Hòa thượng đã tận tụy hy sinh vì tứ chúng mà quên thân mình.

Năm 1998, hoà thượng tiếp tục cho trùng tu Tổ đường Thiền Chiếu để đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử bốn phương. Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, Mặt trận, Ban tôn giáo, Tỉnh hội Phật giáo và sự ủng hộ nhiệt thành của Tăng ni, Phật tử gần xa nên chỉ trong vòng bốn tháng, ngôi Tổ đường trang nghiêm tráng lệ được hoàn thành. Cũng trong năm này, Ban văn hoá Thường Chiếu ra đời với nhiệm vụ nghiên cứu và dịch thuật kinh sách.

Sau hơn 20 năm kể từ ngày khởi dựng, thiền viện Thường Chiếu từ một am tranh vách lá nhỏ bé trơ trọi giữ vùng cát trắng khô cằn, giờ đây đã trở thành ngôi Tổ đình quy mô, tráng lệ giữa rừng cây trái quanh năm rợp bóng. Tất cả đủ đế nói lên tâm lực, trí lực của những người dẫn dắt, đặc biệt lão hoà thượng Nhật Quang. Thường Chiếu mãi xứng đáng với tên gọi của nó, như một ngọn đuốc soi sáng mãi cho các tăng ni phật tử trên con đường tu học và hành đạo, mang ánh sáng Phật pháp để cứu vớt chúng sinh.

Nguồn: Cổ Việt

Photo: Fatasa






















Ông Tổ mì ăn liền _ số phận bi đát từng phá sản, vào tù


 Mì ăn liền được phát minh ra năm 1958, tới nay 2023 đã được 65 năm, nhưng với số phận bi đát từng phá sản, vào ra tội của ông tổ ăn liền. Ando Momofuku từng gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh, công ty phá sản, thậm chí còn phải ngồi tù. Mãi đến năm 48 tuổi ông mới bắt đầu thực hiện ý tưởng làm món ăn liền.

Năm 1958, Ando Momofuku đã phát minh ra ăn liền ly trên thế giới. Đây chính là cột mốc đánh dấu sự ra đời chính thức của ăn liền trên bản đồ thế giới hiện đại.




Ando đã từng ẩn trong một căn lều gỗ sân sau ngôi nhà suốt 1 năm trời, đến khi trở ra, ông đã giới thiệu một sản phẩm vô cùng tuyệt vời.

Đó chính các sợi ăn liền khô cứng được ép thành khối vuông vức hình chữ nhật. Mọi người chỉ cần đổ nước sôi vào ngay một bát nóng hổi.


Việt Nam nước xếp thứ 5 thế giới về tiêu thụ gói mỗi năm, sau Trung Quốc (40,25 tỷ gói), Indonesia ( 12,540 tỷ gói), Ấn Độ (6,06 tỷ gói) Nhật Bản (5,780 tỷ gói). (Thống 2018)

Trung bình một người Việt ăn gần 55 gói một năm!




Cao hơn cả quốc gia dẫn đầu về lượng tiêu thụ gói Trung cộng (31 gói), Indonesia (46,4), Nhật Bản (45,8).

Andō Momofuku (1910 - 2007) doanh nhân người Nhật gốc Đài Loan đã sáng lập nên Công ty Thực phẩm Nissin. Ông cũng người phát minh ra ăn liền ly ăn liền.

Andō Momofuku tên trong danh sách những nhân vật tầm ảnh hưởng nhất do Tạp chí Time châu Á bình chọn.

Andō Momofuku tên khai sinh Ngô Bách Phúc, sinh ra trong một gia đình giàu ở Gia Nghĩa, Đài Loan. Lúc đó Đài Loan đang thuộc về Đế quốc Nhật Bản. Cha mẹ Andō mất khi ông còn nhỏ, nên sống với ông nội Đài Nam.

Ông của Andō làm chủ một tiệm vải nhỏ, khi ông 22 tuổi đã tài trợ cho ông 190.000 yên để thành lập công ty dệt riêng vào năm 1932 tại quận Vĩnh Lạc (永樂町, Eirakuchō), Đài Bắc.


 

Năm 1933, Andō tới Osaka, Nhật Bản để kinh doanh. Ông mở công ty Nhật Đông Thương hội Osaka, chuyên kinh doanh hàng dệt kim thiết bị máy móc. Ông đồng thời cũng

theo học khoa kinh tế của trường đại học Ritsumeikan.

Năm 1948, ông bị buộc tội trốn thuế 2 năm. Trong cuốn tiểu sử, Andō viết rằng ông chỉ cấp học bổng cho sinh viên, đó là một cách trốn thuế.

Sau khi mất công ty do vụ phá sản dây chuyền, Andō thành lập công ty khác sau này trở thành công ty Nissin. Công ty được bắt đầu Ikeda, Osaka. Đây một công ty gia đình nhỏ, chuyên sản xuất muối.




Do Nhật Bản rất thiếu đồ ăn vào thời kỳ sau chiến tranh, Bộ Y tế đã khuyên mọi người nên ăn bánh làm bằng bột của Mỹ. Andō Momofuku đã trăn trở khi chứng kiến cảnh người dân Nhật nối đuôi nhau chờ mua những trong trời đêm giá lạnh.


Andō tự hỏi tại sao họ khuyên ăn bánh thay sử dụng sợi mì, một loại thực phẩm mà người Nhật đã quen ăn. Bộ Y tế trả lời ông rằng, các công ty nhỏ quá không đủ khả năng cung cấp đồ ăn cho cả nước.

Andō từ đó đã ý định cải tiến quá trình sản xuất theo ý tưởng riêng của mình. để hiện thực hóa điều này, Ando đã phải mất rất nhiều thời gian công sức, trải qua hàng

trăm lần thí nghiệm.

Khó nhất làm thế nào để sợi thể nhanh chóng hút được nước sôi chín ngay



 

Ngày 25 tháng 8 năm 1958, sau nhiều lần thất bại, Andō cuối cùng hoàn thành quá trình chiên nhanh sáng chế chiên trước khi ăn, được gọi Chikin Ramen (tiếng Nhật:

チキンラーメン).

Lúc ban đầu, loại thực phẩm này được coi hàng xa xỉ giá bằng 35 yên, gấp khoảng sáu lần giá Udon Soba truyền thống thời đó. Để sợi vị ngon, ông ngâm vào loại súp nấu từ xương hoặc xương gà, rồi sấy khô mang nhãn hiệu Ramen, thường gọi Chikin Ramen ("chikin" phiên âm Nhật cho từ tiếng Anh chicken). Loại thực phẩm này không cần đun nấu, chỉ cần cho vào tô, rót nước sôi vào đậy kín, để trong vòng 3 đến 5 phút ăn được ngay, hết sức tiện lợi.

Năm 1962, công ty của Ando chính thức đăng nhãn hiệu sản phẩm được cấp bằng sáng chế mì ăn liền.

Năm 1964, Ando đã làm một "cử chỉ hào hiệp", chấm dứt độc quyền sản xuất ăn liền. Ông thành lập Hội Công nghiệp sợi Nhật Bản công khai sáng chế của mình, chuyển nhượng công nghệ cho các công ty khác, để họ cùng được hưởng lợi.

Ngày 18 tháng 9 năm 1971, Andō bắt đầu bán cốc. Khi bắt đầu sản xuất hàng loạt, giá được hạ xuống, gói trở thành một nghề đem lại lợi nhuận cao.



Năm 1970, ông mở chi nhánh của Nissin đầu tiên tại Mỹ (từ năm 1963, công ty Nissin đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo Osaka).


Năm 2004, đã khoảng 70 tỷ gói được bán ra. Đến năm 2007, Chikin Ramen được bán thị trường Nhật Bản với giá vào khoảng 60 yên tức vào khoảng 1/3 giá của một tô mì rẻ nhất ở nhà hàng Nhật.




Ông vợ tên Masako cùng hai người con trai, một con gái. Ông cho rằng quyết của sức khỏe ông chơi golf ăn Chikin Ramen gần như mỗi ngày. Người ta nói rằng ông vẫn ăn Ramen đến ngày trước khi chết. Năm 1999, Andō Momofuku lập "Nhà bảo

tàng Ramen" mang tên ông Ikeda thuộc quận Osaka (Andō Momofuku Instant Ramen Museum), cho mọi người đến tham quan. Andō qua đời vào ngày 5 tháng 1 năm 2007 tại tỉnh Osaka do suy tim, thọ 96 tuổi.

Viện Nghiên cứu Fuji (Nhật Bản) đã tiến hành một cuộc thăm luận về những sản phẩm xuất khẩu tốt nhất của thế kỷ 20. Kết quả, người Nhật đã chọn ăn liền phát minh số 1, trên cả karaoke, máy nghe nhạc Walkman máy trò chơi Nintendo. Từ một món ăn thông dụng, ăn liền đã trở thành một trong các biểu tượng văn hóa của nước Nhật. Người ta đánh giá phát minh ăn liền của ông: "như một cống hiến đại đã làm thay đổi thói quen ẩm thực của cả thế giới". Ông Andō Momofuku nhờ đó đã được tôn vinh "Vua ăn liền" của mọi thời đại.

Sưu tầm