Vị trí
Thiền viện Thường Chiếu là ngôi tu viện lớn, toạ
lạc tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Chùa do hoà thượng Thích Thanh
Từ khai sơn vào tháng 8/1974, là một trong những trung tâm thiền học lớn
nhất huyện Long Thành. Thường Chiếu là tên của một
danh sư Việt Nam vào thế kỷ XII, đời Lý.
Tiểu sử nhà sư Thường Chiếu
Sư Thường Chiếu họ Phạm, quê ở làng Phù Ninh, từng làm quan cho triều đình. Vốn là một bậc trượng phu quân tử có tiết tháo, không
khiếp phục uy quyền, xem thường công danh sự nghiệp ở đời, ông không mặn mà gì với chốn quan trường. Làm quan một thời gian, ông
cáo lão xuất gia tại chùa Tịnh Quả theo thiền sư Quảng Nghiêm học đạo. Sau khi
học thành đạo, sư Thiền Chiếu về trụ trì chùa Lục Tổ ở làng Dịch Bảng,
phủ Thiên Ðức. Mọi người mến mộ tài đức
thiền sư nên quy về chùa rất đông. Lúc sắp viên tịch, thiền sư gọi tăng chúng
lại vào bảo:
道本毌顏色
新鮮日日科
大天沙界外
何處不為家
Phiên âm:
Ðạo bổn vô nhan
sắc,
Tân tiên nhật
nhật khoa.
Ðại thiên sa
giới ngoại,
Hà xứ bất vi gia?
Dich
nghia:
Ðạo vốn không
nhan sắc,
Ngày ngày lại
mới tươi.
Ngoài đại thiên
sa giới,
Chỗ nào chẳng là
nhà?
Nói
xong, Sư tịch. Môn phong của Sư
được các thế hệ sau phát triển rực rỡ và chuyển tiếp thành dòng thiền Trúc
Lâm Yên Tử đời Trần sáng chói mãi về sau.
Lịch sử ngôi chùa
Những năm 1973-1974, được hai Phật tử cúng đất,
hoà thượng Thích Thanh Từ đã cho xây dựng ngôi thiền viện này. Lúc đầu, chùa chỉ là một căn nhà lá, mái tol, nằm trơ trọi giữa vùng đất khô cằn sỏi đá. Hoà thượng Thích Thanh Từ giao
chò thầy
Ðắc Huyền cùng 4 đệ tử khác tiếp quản
ngôi chùa. Họ cùng vượt qua bao nhiêu gian khó, cuốc đất, trồng khoai, cải
thiện môi trường sống. Sau ngày đất nước giải phóng, các tăng ni của hai viện
Chân Không và Bát Nhã cùng xuống núi , về đây làm rẫy.
Năm
1975, thầy Nhật Quang
lãnh trách nhiệm Huynh Trưởng với tổng số chúng là 20 vị. Hòa thượng cho cất
thêm một tăng đường bằng lá và cái thất sàn cũng bằng lá. Tu, học và lao động trở thành ba yếu tố căn bản
không thể thiếu của Thiền sinh Thường Chiếu. Việc tu được Hòa thượng cụ thể hóa như hơi thở,
việc học như uống nước, việc làm như ăn cơm. Một trong ba đều cần thiết đối với
đời sống tu học của Thiền sinh.
Ðầu
năm 1980, thầy Nhật Quang nhập thất, thầy Thiện Phát từ chùa Linh
Quang được điều về trụ trì Thường Chiếu. Những năm 1980-1985, thiền viện gặp rất nhiều khó khăn thử thách. Số thiền sinh
giảm đi rất nhiều, có khi chỉ còn
khoảng 10 vị, kể cả trụ trì. Chùa trở nên quạnh hiu, côi cút từng ngày. Những người có tâm ngẫm nghĩ sự tình lại thấ́y là hay. Bởi vì dòng đời
luôn sinh động và luân lưu biến hóa khôn cùng. Phải ở trong đó mà nghiệm lấy
mới thẩm thấu được hai chữ " vô thường " nhi " hữu thường
". Vạn pháp cứ thế tạm đến tạm đi, thì Thường Chiếu chợt đổi chợt thay,
cũng có lạ gì đâu?
Ngày
18/03 Âl năm 1986, thiền
viện Chân Không bị giải toả. Tăng ni, Phật tử dỡ chùa dời về Thường
Chiếu. Ngày
15/04, khánh thành Chánh
điện Thường Chiếu. Kể từ đây, một luồng sinh khí mới thổi về miền đất cháy. Hòa
thượng Viện Trưởng chính thức chấn
tích khai đạo tại đạo tràng Thường Chiếu, trực tiếp hướng dẫn Tăng ni Phật tử
tu thiền. Tăng chúng lên dần tới 100 vị. sau khi nhập thất, thầy Nhật Quang tiếp tục giữ chức trụ trì chùa.
Vào
cuối năm 1989, hoà thượng Nhật Quang cùng một số Tăng ni Phật tử ra Bắc viếng thăm các
thắng tích danh lam, đồng thời cũng để sưu tập thêm các tư liệu về Thiền tông
của Phật Giáo Việt Nam còn rải rác ở các trung tâm ngày
xưa như Luy Lâu, chùa Kiến Sơ, Trúc Lâm Yên Tử v.v. Không
bao lâu sau quyển Thiền sư Việt Nam được tái bản với phần bổ khuyết
tương đối hoàn bị. Và tiếp theo đó, quyển Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 ra đời, chính
thức công khai hóa đường lối tu Thiền của các Thiền viện trực thuộc hệ thống
hướng dẫn của Hòa thượng. Một bước ngoặt mới trong lịch sử Thiền tông nước nhà
thời hiện đại được mở ra. Số Phật tử tham
học tu thiền phát triển ngày càng mạnh.
Năm
1990, do nhu cầu tham học của Phật tử lên quá cao nên Hòa thượng cho phép trùng
tu điện Phật, Tổ đường, cất thêm giảng đường, thiền thất và toàn bộ cơ sở nhà
Tăng, thư viện. Ngoài ra, khu ngoại viện cũng được mở rộng cho chư Tăng ni lớn
tuổi nương về tu tập. Số thiền thất khu ngoại viện bấy giờ lên đến trên 100
ngôi.
Khoảng
năm 1991-1992, hoà thượng lại xây dựng thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt và trung tu Chánh điện Thường Chiếu. Năm 1996, hoà thường cho khôi phục lại thiền viện Chân Không trên núi. Tăng ni phật tử lại hồ hởi thướng sơn. Nhưng cũng từ đó, trách nhiệm của hòa thượng Nhật Quang lại càng nặng
nhọc hơn.
Vừa trực tiếp chăm lo cho chư tăng ni tại Thiền
viện Trúc Lâm, vừa phải về đây giảng dạy cho Tăng
ni các thiền viện và Phật tử, đồng thời lo lắng mọi việc cho Chân Không mới
được phục hồi. Rồi lại còn phải về Thành phố dạy Thiền tại Ðại học Vạn hạnh, chùa Ấn Quang, chùa Xá Lợi. Hòa thượng đã tận tụy hy sinh vì tứ
chúng mà quên thân mình.
Năm 1998, hoà thượng tiếp tục cho trùng tu Tổ
đường Thiền Chiếu để đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử bốn phương. Nhờ sự quan tâm
giúp đỡ của các cấp chính quyền, Mặt trận, Ban tôn giáo, Tỉnh hội Phật giáo và
sự ủng hộ nhiệt thành của Tăng ni, Phật tử gần xa nên chỉ trong vòng bốn tháng,
ngôi Tổ đường trang nghiêm tráng lệ được hoàn thành. Cũng trong năm này, Ban văn hoá Thường Chiếu ra đời với nhiệm vụ nghiên
cứu và dịch thuật kinh sách.
Sau hơn 20 năm kể từ ngày khởi dựng, thiền viện
Thường Chiếu từ một am tranh vách lá nhỏ bé trơ trọi giữ vùng cát trắng khô
cằn, giờ đây đã trở thành ngôi Tổ đình quy mô, tráng lệ giữa rừng cây trái
quanh năm rợp bóng. Tất cả đủ đế nói lên tâm lực, trí lực của những người dẫn
dắt, đặc biệt lão hoà thượng Nhật Quang. Thường Chiếu mãi xứng đáng với tên gọi
của nó, như một ngọn đuốc soi sáng mãi cho các tăng ni phật tử trên con đường tu học và hành đạo, mang ánh sáng Phật pháp
để cứu vớt chúng sinh.
Nguồn:
Cổ Việt
Photo:
Fatasa
Cảnh chùa thanh tịnh mát mẻ đẹp
Trả lờiXóaHN sang thăm chúc anh buổi tối mát mẻ thật vui nhé anh!
https://lh4.googleusercontent.com/-c98gwZq4h9g/UQeL8oIs84I/AAAAAAAACu8/Ra9gxuORlK8/w400-h300-no/110908044934c72e06dfbc.gif%3Cbr%3EHai
Chúc Hằng Nga Thân Tâm An Lạc.
Xóahttps://media.tenor.com/X0ULnx-p5LwAAAAC/hoa-sen-b%C3%B4ng-sen.gif
Cảnh đẹp , bình yên . MT sang thăm anh. Tháng 7 mọi việc như ý anh nhé
Trả lờiXóahttps://media.tenor.com/midHcAs-DFoAAAAC/coffee-hive.gif
Chúc Mực Tím Tâm thường An Lạc.
Xóahttps://ngocliennguyen.files.wordpress.com/2015/06/sen-nuoc.gif
khung cảnh chùa này rất đẹp và thanh tịnh
Trả lờiXóaChúc bạn an bình.
Xóahttps://d4.violet.vn/uploads/blogs/730254/motgocbinhyen_500.gif