Năm 1958, Ando Momofuku đã phát minh ra mì ăn liền và mì ly trên thế giới.
Đây chính là cột mốc đánh dấu sự ra đời chính thức của mì ăn liền trên bản đồ thế giới hiện đại.
Ando đã từng ở ẩn trong một căn lều gỗ ở sân sau ngôi nhà suốt 1 năm trời,
đến khi trở ra, ông đã giới thiệu một sản phẩm
vô cùng tuyệt vời.
Đó
chính
là
các
sợi
mì
ăn
liền
khô
cứng
được
ép
thành
khối
vuông
vức
hình
chữ
nhật. Mọi người chỉ cần đổ nước sôi vào là có ngay một bát mì nóng hổi.
Việt Nam là nước xếp thứ 5 thế giới về tiêu thụ mì gói mỗi năm, sau Trung Quốc (40,25 tỷ gói),
Indonesia ( 12,540
tỷ gói), Ấn Độ (6,06 tỷ gói) Nhật Bản (5,780 tỷ gói). (Thống
kê 2018)
Trung bình một người Việt ăn gần 55 gói mì một năm!
Cao
hơn
cả
quốc
gia
dẫn
đầu
về
lượng
tiêu
thụ
mì
gói
là
Trung
cộng
(31
gói),
Indonesia (46,4), Nhật Bản (45,8).
Andō Momofuku (1910
- 2007) là doanh nhân người Nhật gốc Đài Loan đã sáng lập nên
Công ty Thực phẩm Nissin.
Ông cũng là người phát minh ra mì ăn liền và mì ly ăn liền.
Andō Momofuku có tên trong
danh sách những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất do Tạp
chí Time châu Á bình chọn.
Andō Momofuku có tên khai sinh là Ngô Bách Phúc, sinh ra trong một gia đình giàu có ở Gia Nghĩa, Đài Loan. Lúc đó Đài Loan đang thuộc về Đế quốc Nhật Bản. Cha mẹ Andō
mất khi ông còn nhỏ, nên sống với ông bà nội ở Đài Nam.
Ông bà của Andō làm chủ một tiệm vải nhỏ, khi ông 22 tuổi đã tài trợ cho ông 190.000
yên
để thành lập công ty dệt riêng vào năm 1932 tại quận Vĩnh Lạc (永樂町, Eirakuchō),
Đài Bắc.
Năm 1933, Andō tới Osaka, Nhật
Bản để kinh doanh. Ông mở công ty Nhật
Đông Thương hội ở Osaka,
chuyên kinh doanh hàng dệt kim và thiết bị máy móc. Ông đồng thời cũng
theo
học
khoa
kinh
tế
của
trường
đại
học
Ritsumeikan.
Năm 1948, ông bị buộc tội trốn thuế và ở tù 2 năm. Trong cuốn tiểu sử, Andō viết rằng
ông chỉ cấp học bổng cho sinh viên, đó là một cách trốn
thuế.
Sau khi mất công ty do vụ phá sản dây chuyền,
Andō thành lập công ty khác mà sau này trở
thành công ty Nissin. Công ty được bắt đầu ở Ikeda, Osaka. Đây là một công ty gia
đình nhỏ, chuyên sản xuất muối.
Do Nhật Bản rất thiếu đồ ăn vào thời kỳ sau chiến tranh, Bộ Y tế đã khuyên mọi người
nên ăn bánh mì làm bằng bột mì của Mỹ. Andō Momofuku đã trăn trở khi chứng kiến
cảnh người dân Nhật nối đuôi nhau chờ mua những tô mì trong trời đêm giá lạnh.
Andō tự hỏi tại sao họ khuyên
ăn bánh mì thay vì sử dụng sợi mì, một loại thực phẩm mà
người Nhật đã quen ăn. Bộ Y tế trả lời ông rằng, các công ty mì nhỏ quá và không có đủ
khả năng cung cấp đồ ăn cho cả nước.
Andō từ đó đã có ý định cải tiến quá trình sản xuất mì theo ý tưởng riêng của mình. Và để
hiện thực hóa điều này, Ando đã phải mất rất nhiều
thời gian và công sức, trải qua hàng
trăm lần thí nghiệm.
Khó
nhất
là
làm
thế
nào
để
sợi
mì
có
thể
nhanh
chóng
hút
được
nước
sôi
và
chín
ngay
Ngày 25 tháng
8 năm 1958, sau nhiều lần thất bại, Andō cuối cùng hoàn thành
quá trình chiên nhanh và sáng chế mì chiên trước khi ăn, được gọi Chikin Ramen
(tiếng Nhật:
チキンラーメン).
Lúc ban đầu, loại thực phẩm này được coi là hàng xa xỉ vì có giá bằng 35 yên, gấp khoảng sáu lần giá mì Udon và Soba truyền thống thời đó. Để sợi mì có vị ngon, ông ngâm nó vào loại súp nấu từ xương bò hoặc xương gà, rồi sấy khô và mang nhãn hiệu Ramen, thường gọi là Chikin Ramen ("chikin" là phiên âm Nhật cho từ tiếng Anh chicken). Loại thực phẩm này không cần đun nấu, chỉ cần cho vào tô, rót nước sôi vào đậy kín, để trong vòng 3 đến 5 phút là ăn được ngay, hết sức tiện lợi.
Năm 1962, công ty của Ando chính
thức đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và được cấp bằng sáng chế mì ăn liền.
Năm 1964, Ando đã làm một "cử
chỉ hào hiệp", chấm dứt độc quyền sản xuất mì ăn liền.
Ông
thành lập Hội Công nghiệp Mì sợi Nhật Bản và công khai sáng chế của mình, chuyển nhượng công nghệ cho các công ty khác, để họ cùng được hưởng lợi.
Ngày 18 tháng
9 năm 1971, Andō bắt đầu bán mì cốc. Khi bắt đầu sản xuất hàng loạt,
giá được hạ xuống, và mì gói trở thành
một nghề đem lại lợi nhuận cao.
Năm 1970, ông mở chi nhánh của Nissin đầu tiên tại Mỹ (từ năm 1963, công ty Nissin đã niêm
yết trên thị trường chứng khoán Tokyo và Osaka).
Năm 2004, đã có khoảng
70 tỷ gói mì được bán ra. Đến năm 2007, Chikin
Ramen được bán ở thị trường
Nhật Bản với giá vào khoảng 60 yên tức vào khoảng 1/3 giá của một tô
mì rẻ nhất ở nhà hàng Nhật.
Ông có vợ tên là Masako cùng hai người con trai, và một con gái. Ông cho rằng bí quyết
của sức khỏe ông là chơi golf và ăn Chikin Ramen gần như mỗi ngày. Người ta nói rằng
ông vẫn ăn Ramen đến ngày trước
khi chết. Năm 1999, Andō Momofuku lập "Nhà bảo
tàng Mì Ramen" mang tên ông ở Ikeda
thuộc quận Osaka
(Andō Momofuku Instant Ramen Museum), cho mọi người đến tham quan.
Andō qua đời vào ngày 5 tháng
1 năm 2007 tại tỉnh Osaka do
suy tim, thọ 96 tuổi.
Viện Nghiên cứu Fuji (Nhật Bản) đã tiến hành một cuộc thăm dò dư luận về những sản
phẩm xuất khẩu tốt nhất của thế kỷ 20. Kết quả, người Nhật đã chọn mì ăn liền là phát
minh số 1, trên cả karaoke, máy nghe nhạc Walkman và máy trò chơi Nintendo. Từ một món ăn thông dụng,
mì ăn liền đã trở thành một trong các biểu tượng văn hóa của nước Nhật. Người ta đánh giá phát minh mì ăn liền của ông: "như một cống hiến vĩ đại đã làm thay
đổi thói quen ẩm thực của cả thế giới". Ông Andō Momofuku
nhờ đó đã được tôn vinh
là "Vua mì ăn liền" của mọi thời đại.
Sưu tầm
người tài nhưng số phận thăng trầm
Trả lờiXóa